I. ĐẠI CƯƠNG
Soi đáy mắt là phương pháp khám nhằm giúp ta thấy được tình trạng võng mạc, gai thị và các môi trường trong suốt đáy mắt.. II. CHỈ ĐỊNH
Chỉ định tất cả cho khám mắt cần quan sát tình trạng võng mạc, đĩa thị giác và hoàng điểm có hay không có bệnh lý. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Đục các môi trường trong suốt: giác mạc, thể thủy tinh, mắt kích thích
nhiều. IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Mắt
2. Phương tiện
Đèn soi đáy mắt trực tiếp
Vành mi, ấn củng mạc
Thuốc tra giãn đồng tử : Mydrin-P
3. Bệnh nhân
Người bệnh được chuẩn bị và hướng dẫn, giải thích đối với người bệnh
lớn.
Bệnh nhi nhỏ tuổi thì bố mẹ bệnh nhi được hướng dẫn và giải thích.
4. Hồ sơ bệnh án
Kiểm tra đối chiếu bệnh nhân với hồ sơ bệnh án, tra giãn đồng tử, tra tê bề mặt nhãn cầu. IV. CÁC BƯỚC TIẾN
1.Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
Bác sĩ ngồi đối diện với ngư i bệnh, mắt phải của bác sĩ soi đáy mắt phải của người bệnh khi đầu người bệnh hướng về phía tai phải bác sĩ hoặc ngược lại khi soi đáy mắt bên trái.
Trong trương hợp mắt thầy thuốc và người bệnh cả 2 đều chính thị và không điều tiết thì các tia sáng đi từ võng mạc mắt người bệnh mới hội tụ đúng
trên võng mạc thầy thuốc, thầy thuốc thấy được võng mạc mắt người bệnh, tình trạng gai thị, hoàng điểm
Những trường hợp khác thầy thuốc không thể nào thấy hình ảnh võng mạc mắt người bệnh. Do vậy trên đèn soi đáy mắt có một hệ thống thấu kính để điều chỉnh về kính phân kỳ hay kính hội tụ thì thầy thuốc mới thấy được hình ảnh đáy mắt của người bệnh.
Phạm vi đáy mắt được quan sát rất hẹp, đư ng kính rộng không tới
1mm, do đó phải đặt đèn soi rất gần người bệnh và di chuyển đèn ra xung quanh các vùng của đáy mắt.
Người bệnh nhỏ tuổi không phối hợp có thể gây tê bề mặt nhãn cầu và dùng vành mi để soi đáy mắt. VI. THEO DÕI
Tác dụng phụ của thuốc giãn đồng tử, gây tê bề mặt nhãn cầu : dừng tra thuốc, rửa mắt bằng nước muối sinh lý, theo dõi tiếp.