I. ĐỊNH NGHĨA
Bình thường cung răng vĩnh viễn có 28 răng kh ng kể răng số 8). Khi số lượng răng nhiều hơn đư c gọi là thừa răng.
Vị trí thường gặp răng thừa thư ng ở vị trí kẽ răng 11, 12; ngoài ra có thể gặp ở các vị trí khác. Răng thừa có thể mọc ngầm trong xương hoặc ngoài cung răng II. CHỈ ĐỊNH
Loại bỏ khi có răng thừa III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1. Chống chỉ định tạm thờ
Viêm lợi, viêm miệng cấp tính làm hạn chế há miệng, khó can thiệp.
Người bệnh có các bệnh toàn thân cấp tính, các bệnh về máu
Người bệnh chưa hiểu mục đích nhổ răng.
2. Chống chỉ định tuyệt đối
Người bệnh mắc bệnh lý toàn thân ở giai đoạn cuối như ung thư, AIDS, các bệnh mãn tính giai đoạn cuối.
Sức khỏe toàn thân quá yếu.
Ung thư máu mất ổn định. IV.CHUẨN BỊ
1.Người thực hiện
Bác sĩ, điều dưỡng.
2. Phương tiện - dụng cụ
Khay khám: gương, gắp, kìm, bẩy.
Bông gạc, thuốc sát trùng
Thuốc tê: Lidocain 2 %, Adrenalin từ 1/100.000 đến 1/80.000
3. Người bệnh
Chuẩn bị tâm lý, sức khỏe, ăn trước nhổ răng
4. Hồ sơ bệnh án
Phần hành chính: số bệnh án, mã số, họ tên người bệnh, tuổi…
Lý do đến khám
Tiền sử.
Bệnh sử. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
Khám toàn thân
Các bệnh toàn thân liên quan
Khám chuyên khoa
Ngoài mặt.
Trong miệng.
3. Thực hiện kỹ thuật
Lựa chọn bẩy, kìm nhổ răng phù hợp.
Rửa tay, mang găng.
Sát khuẩn miệng và vùng răng cần nhổ.
Gây tê tại chỗ hoặc gây tê vùng.
Nhổ răng bằng kìm: cặp kìm, lung lay răng, lấy răng ra.
Nhổ răng bằng bẩy: đặt đúng điểm bẩy, bẩy, lấy răng ra.
Có thể kết hợp sử dụng cả kìm và bẩy.
Kiểm soát huyệt ổ răng.
Dặn dò người bệnh sau nhổ răng. VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Tai biên trước nhổ
Xỉu, ngất, choáng: ngừng can thiệp, cho ngư i bệnh nằm thấp đầu theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp
Phản ứng dị ứng với thuốc tê: xử trí theo phác đồ sốc phản vệ.
2. Tai biến trong phẫu thuật
Gãy thân hay chân răng: lấy mảnh gãy
Sang chấn răng bên cạnh, răng đối diện: xử trí theo mức độ tổn thương.
Gãy, vỡ xương ổ răng, xương hàm: theo dõi và cố định xương.
Tổn thương mầm răng vĩnh viễn
Tổn thương phần mềm: cầm máu, kháng sinh
Nhổ nhầm răng.
Hít phải răng, chân răng gây dị vật đư ng thở: phối h p các chuyên khoa để lấy dị vật (TMH, hô hấp)
Dị vật vào đư ng tiêu hóa: theo dõi sự di chuyển của dị vật trong đư ng tiêu hóa để có hướng xử trí.
3. Tai biến sau nhổ
Chảy máu: vệ sinh vùng can thiệp, cầm máu
Viêm ổ răng: vệ sinh vùng can thiệp, điều trị kháng sinh toàn thân hoặc
tại chỗ
Đau: dùng giảm đau