I. ĐẠI CƯƠNG
Thở oxy qua mặt nạ có túi là thủ thuật giúp cung cấp lượng khí thở vào có
hàm lượng oxy cao có thể lên tới 100%. II. DỤNG CỤ THỞ OXY
Mặt nạ hít lại một phần và mặt nạ không hít lại
1. Mặt nạ hít lại một phần (hình 1): mặt nạ nối thẳng với túi
- Lưu lượng oxy thông thường 6 – 10 l/phút
- FiO2 đạt được 50% - 70%
2. Mặt nạ không hít lại (hình 2)
- Mặt nạ có thêm các van một chiều ở cổng thở ra (một hoặc hai bên), và giữa mặt nạ và túi khí.
- Lưu lượng oxy thường 6 – 10 lít/phút
- FiO2 đạt được 70% - 100% III. CHỈ ĐỊNH
Thở oxy qua mặt nạ có túi thường được áp dụng cho các Người bệnh đã được dùng các phương thức thở oxy khác thất bại
5. Giảm oxy hóa máu: PaO2<60mmHg, SaO2<90% (thở oxy phòng).
6. Tăng công hô hấp
7. Tăng công cơ tim
8. Tăng áp động mạch phổi IV. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1. Không có chống chỉ định tuyệt đối.
2. Chống chỉ định tương đối:
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
- Người bệnh nôn nhiều: nguy cơ sặc vào phổi gây viêm phổi. V. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Điều dưỡng.
2. Phương tiện
- Mặt nạ hít lại một phần
- Mặt nạ không hít lại
- Bình làm ẩm nối với hệ thống oxy trung tâm
3. Người bệnh
- Người bệnh được giải thích các lợi ích, nguy cơ của thủ thuật. Động viên
Người bệnh hợp tác thở.
- Đảm bảo đường thở thông thoáng
5. Hồ sơ bệnh án VI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Chọn mặt nạ phù hợp với Người bệnh
2. Bật oxy nguồn xem có hoạt động không
3. Kiểm tra bình làm ẩm đủ nước
4. Điều chỉnh lưu lượng oxy phù hợp với từng Người bệnh (đảm bảo oxy hóa máu), thường đặt 6 – 10 lít/phút.
5. Điều chỉnh lưu lượng oxy sao cho túi không bị xẹp khi Người bệnh hít vào
6. Điều chỉnh mặt nạ đảm bảo khít với mũi, miệng Người bệnh. VII. THEO DÕI
1. Đánh giá đáp ứng của Người bệnh sau thở oxy về lâm sàng và khí máu
2. Lâm sàng: đánh giá về hô hấp, tim mạch, thần kinh
3. Khí máu: các chỉ số PaO2, SaO2, Pa C02…..
4. Đánh giá sự dung nạp của Người bệnh với dụng cụ thở oxy, đảm bảo sự dễ chịu của Người bệnh với mặt nạ.
5. Ghi chép hồ sơ thủ thuật. VI. BIẾN CHỨNG
Thường liên quan đến nồng độ oxy cao khi thở bằng mặt nạ có túi
1. Viêm phổi do sặc: khi Người bệnh nôn có thể hít phải chất nôn gây viêm phổi.
2. Giảm thông khí do ôxy: tình trạng này có thể xảy ra ở Người bệnh COPD
3. Xẹp phổi: khi thở oxy ở nồng độ cao (thường > 60%), khí nitơ trong phế
nang sẽ bị đuổi ra hết và có thể gây xẹp phế nang ( xẹp phổi).
4. Khô niêm mạc đường thở
5. Ngộ độc ôxy.
6. Bội nhiễm vi khuẩn từ dụng cụ thở oxy.