Quy trình kỹ thuật truyền thuốc bằng bơm tiêm điện
Quy trình kỹ thuật truyền thuốc bằng bơm tiêm điện
16. QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN THUỐC BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN
I. ĐẠI CƯƠNG
- Là quy trình thường xuyên áp dụng trong khoa hồi sức cấp cứu
- Áp dụng cho các thuốc cần đưa liều một cách chính xác và liên tục. II. CHỈ ĐỊNH
- Những loại thuốc cần duy trì liên tục.
- Nồng độ thuốc nhỏ và rất nhỏ. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định. IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: điều dưỡng đã được đào tạo chuyên khoa hồi sức cấp cứu.
2. Phương tiện, dụng cụ
2.1 Vật tư tiêu hao:
- Bơm tiêm điện
- Bơm tiêm 50ml: 01 cái
- Dây nối bơm tiêm điện: 01 cái
- Cọc truyền
- Ba chạc: 01 cái
- Panh vô khuẩn
- Găng sạch
- Khay quả đậu
- Khay chữ nhật
- Kéo
- Ống cắm panh
- Hộp chống sốc
- Bông
- Cồn 90 độ
- Dung dịch sát khuẩn tay nhanh
- Xà phòng diệt khuẩn
- Mũ: 01 cái
- Khẩu trang: 01 cái.
2.2 Dụng cụ chống sốc:
Hộp chống sốc gồm đầy đủ thuốc theo quy định
3. Người bệnh
-Thông báo và giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh về việc sắp làm.
- Đặt người bệnh tư thế thích hợp
4. Hồ sơ bệnh án, phiếu chăm sóc, phiếu tiêm truyền I. TIẾN HÀNH
1. Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang.
2. Thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu.
3. Giải thích động viên, thông báo cho người bệnh.
4. Giúp người bệnh nằm ở tư thế thích hợp, đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.
5. Pha thuốc theo chỉ định, nắp dây nối và chạc ba, đuổi khí.
6. Đặt cọc truyền ở vị trí thích hợp, gắn bơm tiêm điện vào cọc truyền, nối nguồn điện vào máy bơm tiêm điện ( đèn BATTERY sáng ).
7. Ấn và giữ nút ― POWER ― máy tự động kiểm tra.
8. Nắp bơm tiêm.
- Nâng chốt hãm và xoay 90 độ.
- Kéo bộ phận đẩy pittong ra phía ngoài.
- Đặt bơm tiêm sao cho tai bơm tiêm khớp với rãnh giữ, mặt số quay lên trên.
- Xoay chốt hãm ngược lại, cài chốt đẩy pittong khớp với đít pittong ( cỡ bơm tiêm được hiển thị ).
9. Đặt tốc độ ( ml/ giờ ): xoay volum chỉnh tốc độ theo mong muốn.
10. Sát khuẩn và kết nối dây dẫn bơm tiêm điện với đường truyền người bệnh. 11.Ấn phím Start để bắt đầu tiêm ( Đèn xanh sáng và xoay vòng ).
12.Thu dọn dụng cụ, rửa tay, ghi phiếu theo dõi.
* CHÚ Ý:
1. Tiêm nhanh ( bolus ):
- Ấn phím Stop, sau đó ấn giữ phím Purge.
2. Tạm đừng và tắt chuông:
- Khi bơm đang chạy ấn phím Stop, bơm sẽ tạm dừng hoạt động.
- Khi có chuông báo động ấn phím Stop để tắt chuông tạm thời và xử trí báo động.
3. Hoàn thành quy trình tiêm:
- Ấn phím Stop.
- Ấn phím POWER 3 giây để tắt nguồn.
- Tháo bỏ bơm điện.
- Rút điện nguồn, tháo máy, vệ sinh, cất đúng nơi quy định.
4. Cài đặt giới hạn áp lực:
- Nếu truyền ngoại vi áp lực được cài ở mức I ( 300mmHg ).
- Nếu truyền qua Catheter áp lực được cài ở mức II ( 500mmHg). II. THEO DÕI
- Theo dõi hoạt động của bơm tiêm điện.
- Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.
- Theo dõi vị trí truyền đảm bảo thuốc đến người bệnh hiệu quả.
- Theo dõi các tai biến và biến chứng. III. XỬ TRÍ
- Đèn Syringe đỏ, chuông kêu: nắp lại xylanh.
- Đèn Nearlyembty đỏ, chuông kêu: chuẩn bị hết thuốc.
- Đèn OCCLUSION đỏ, chuông kêu: khóa hoặc tắt đường truyền.
- Đèn OCCLUSION và NEARLYEMBTY cùng đỏ, chuông kêu: hết thuốc trong xylanh.
- Đèn LOWBATERY đỏ, chuông kêu: pin yếu, chưa có điện nguồn.