I. ĐẠI CƯƠNG
Đặt ống thông dạ dày là luồn một ống thông vào trong dạ dày qua đường mũi,
hoặc đường miệng, để theo dõi, hút dịch, rửa dạ dày hoặc nuôi dưỡng Người bệnh. II. CHỈ ĐỊNH
- Rửa dạ dày cho Người bệnh ngộ độc qua đường tiêu hóa đến sớm
- Theo dõi tình trạng chảy máu trong xuất huyết dạ dày.
- Hút dịch, hơi dạ dày
- Nuôi dưỡng Người bệnh nặng không tự ăn được 2. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Uống các chất gây ăn mòn: a xít, kiềm mạnh gây tổn thương mũi, miệng, hầu họng. III. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- 01 Điều dưỡng, phải là người đã được đào tạo kỹ thuật đặt ống thông dạ dày, cần phải đội mũ, đeo khẩu trang, đi găng tay sạch.
- Khi Người bệnh cần phải bóp bóng thì thêm Điều dưỡng thứ hai.
2. Phương tiện
- Ống thông Faucher băng chất dẻo, đầu tù, có nhiều lỗ ở cạnh, dùng để đặt đường miệng, rửa dạ dày trong trường hợp dạ dày có nhiều thức ăn, có các cỡ sau:
+ Số 10 đường kính trong 4 mm.
+ Số 12 đường kính trong 5 mm.
+ Số 14 đường kính trong 6 mm.
- Ống thông cho ăn được làm từ nhựa PVC (Stomach Tube) không độc hại, đã được khử khuẩn, thường dùng đặt qua đường mũi cho Người bệnh có các kích thước sau:
* Ở người lớn:
Ống số 18 (đường kính trong 6 mm) dài 125cm
Ống số 16 (đường kính trong 5 mm) dài 125 cm Có 4 vạch chuẩn:
Vạch 1 cách đầu ống thông 45 cm
Vạch 2 cách đầu ống thông 55 cm
Vạch 3 cách đầu ống thông 65 cm
Vạch 4 cách đầu ống thông 75 cm
*Ở trẻ em:
Ống số Đường kính trong ống thông
12 3 mm
10 2,5 mm
8 2 mm
6 1,5 mm
4 1 mm
Gói dụng cụ tiêu hao
Gói dụng cụ rửa tay, sát khuẩn
Bộ dụng cụ bảo hộ cá nhân
Bộ dụng cụ , thuốc thủ thuật:
Bộ dụng cụ, thuốc cấp cứu khi làm thủ thuật
3. Người bệnh:
- Nếu Người bệnh tỉnh: giải thích để Người bệnh hợp tác
- Tư thế Người bệnh: nằm ngửa, đầu thấp. trên ngực đặt một săng nhỏ sạch
- Hồ sơ bệnh án: ghi chỉ định đặt ống thông dạ dày, tình trạng Người bệnh trước và sau khi làm thủ thuật, cách thức tiến hành thủ thuật, theo dõi trong và sau thủ thuật về tai biến và biến chứng. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Chọn lựa ống thông: tùy theo mục đích, Người bệnh ( người lớn, trẻ em), đặt đường miệng dùng ống thông to, đặt đường mũi dùng ống thông nhỏ (loại ống thông dùng một lần)
1.1. Đặt mò:
- Bôi trơn đầu ống thông bằng gạc thấm parafin vô khuẩn.
- Đặt đường mũi:
Đưa ống thông vào mũi Người bệnh một cách từ từ, đẩy ống thẳng góc với mặt, khi vào đến họng, gập đầu Người bệnh vào ngực, tiếp tục đẩy ống thông đến vạch thứ nhất (45 cm) vừa đẩy vào vừa bảo Người bệnh nuốt. Khi đầu ống thông vào đến dạ dày thấy có dịch và thức ăn chảy ra trong lòng ống thông.
Chiều sâu của ống thông: 45 cm nếu để cho Người bệnh ăn; 55cm nếu
để theo dõi chảy máu
Đặt đường miệng:
Chỉ định cho Người bệnh chảy máu mũi do bệnh máu, rối loạn đông
máu, viêm mũi ,
Bảo Người bệnh há miệng nếu Người bệnh tỉnh, hợp tác. Nếu cần thiết dùng dụng cụ mở miệng, sau đó luồn canun Guedel vào rồi rút dụng cụ mở miệng ra.
Đưa ống thông vào miệng Người bệnh một cách từ từ, khi đến họng thì bảo Người bệnh nuốt đồng thời đẩy ống thông vào.Các thao tác tiếp theo cũng giống như đặt đường mũi.
1.2. Đặt ống thông bằng đèn đặt nội khí quản:
Khi không đặt được ống thông bằng đường mò
Luồn ống thông vào mũi, qua lỗ mũi sau, đến họng, dùng đèn đặt nội khí quản xác định vị trí thực quản, sau đó dùng kẹp Magill gắp đầu ống thông đưa vào lỗ thực quản đồng thời một người khác đẩy phần ngoài ống thông vào dạ dày Người bệnh.
Khi có nội khí quản cần tháo bóng chèn trước khi đặt ống thông, sau
đó bơm bóng chèn trước khi rửa dạ dày.
2. Kiểm tra:
- Dịch vị và thức ăn có thể chảy ra ống thông.
- Đặt ống nghe ở vùng thượng vị của Người bệnh, dùng bơm 50ml bơm vào
ống thông sẽ nghe thấy tiếng lọc sọc ở thượng vị.
3. Cố định:
Mục đích để ống thông khỏi tuột,
Dán băng dính trên môi ngoài lỗ mũi, hoặc cố định vào ống nội khí quản VI. THEO DÕI
Theo dõi toàn trạng: Ý thức, mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2, nhiệt độ.
Theo dõi các tai biến sau làm thủ thuật: nôn, chảy máu, chấn thương phù nề thanh môn, tổn thương niêm mạc thực quản, dạ dày, rối loạn nước điện giải (Natri, kali) VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Nôn: do phản xạ nhất là trẻ em, nguyên nhân đầu ống thông kích thích họng làm Người bệnh lo sợ. Vì vậy cần phải giải thích để Người bệnh hợp tác.
2. Chấn thương vùng thanh môn gây phù nề thanh môn, hoặc phản xạ gây co thắt thanh môn do đầu ống thông đi vào đường khí quản, đặt thô bạo.
+ Biểu hiện: Người bệnh có cảm giác đau vùng họng, nói khó, khàn tiếng. Nặng có khó thở thanh quản có thể gây ngạt thở cấp. Nếu không xử trí kịp thời Người bệnh có thể tử vong.
+ Điều trị:
- Nhẹ: Cho Người bệnh khí dung corticoid.
- Nặng: Đặt nội khí quản, nếu không được phải mở khí quản một thì
3. Chảy máu
+ Phòng: Phải giải thích để Người bệnh hợp tác, làm đúng động tác, nhẹ nhàng đầu ống thông không vát cạnh và cứng.
+ Điều trị: Chảy máu nhẹ thường tự cầm nếu Người bệnh không có rối loạn đông máu. Nặng có thể dùng adrenalin pha nồng độ 1/10.000 rồi nhỏ vào chỗ chảy máu khi Người bệnh không có chống chỉ định dùng adrenalin. Nếu không đỡ có thể phải đặt nút gạc lỗ mũi. Tốt nhất nên mời chuyên khoa Tai Mũi Họng để cầm máu. Trong trường hợp chảy máu dạ dày nặng phải soi dạ dày để cầm máu, có khi phải truyền máu khi có tình trạng mất máu nặng.