I. ĐẠI CƯƠNG
Bóp bóng qua mask mặt nạ là một trong những dụng cụ không thể thiếu trong cấp cứu nhi khoa còn gọi là thông khí áp lực đường qua mask. Đây là bược quan trọng nhất trong quá trình cấp cứu người bệnh ngừng tim, ngừng thở. II. CHỈ ĐỊNH
- Suy hô hấp nặng cần hỗ trợ thông khí
- Hỗ trợ thông khí trước khi đặt nội khí quản
Lưu ý các trường hợp : Thoát vị hoành, teo thực quản, hít phân su, chấn thương vùng hàm mặt, dị vật đường thở. III. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sỹ, điều dưỡng hoặc người được đào tạo về kỹ năng bóp bóng.
2. Phương tiện
2.1. Dụng cụ vô khuẩn
Ống hút
Ống thông dạ dày
Dung dịch NaCl 9 %o
Bơm kim tiêm
Gạc
2.2. Dụng cụ sạch
Bóng, mask phù hợp với lứa tuổi
Máy hút
Nguồn oxy, dây nối
Găng tay
Canuyn, thuốc cấp cứu
Dung dịch sát khuẩn nhanh
3. Người bệnh
Giải thích cho gia đình về kỹ thuật để gia đình yên tâm và hợp tác 4. Hồ sơ bệnh án
Giải thích về kỹ thuật cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân, trong trường hợp cần thiết yêu cầu người nhà ký cam kết đồng ý thực hiện thủ thuật, phiếu ghi chép thực hiện thủ thuật. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
Đặt bệnh nhân ở tư thế mở thông đường thở
Rửa tay bằng nước sát khuẩn nhanh
Kiểm tra đường thở, hút dịch nếu cần
- Nối bóng với nguồn Oxy, mở oxy
Đặt mask trùm lên mũi, miệng bệnh nhân
Bóp bóng đúng kỹ thuật: một tay đặt ngón út ở góc hàm, ngón nhẫn ở giữa góc hàm và cằm, ngón giữa nâng cằm, hai ngón còn lại giữ phía trên mask, tay kia bóp bóng với tần số và áp lực phù hợp theo tuổi bệnh nhân
Trẻ sơ sinh: 40 - 60 l/ph
Trẻ nhỏ: 20 - 30 l/ph
+ Người lớn: 15 - 20 l/ph Thu dọn dụng cụ
Rửa tay
Ghi chép hồ sơ bệnh án
V. THEO DÕI
Đặt ống thông dạ dày nếu trẻ có chướng bụng.
Quan sát di động lồng ngực, màu sắc da.
Theo dõi tình trạng bệnh nhân trong và sau khi bóp bóng, xử trí nếu có dấu hiệu bất thường. VI.TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Tràn khí màng phổi, xử trí bằng chọc hút.
Chấn thương vùng mặt
Bóp bóng không hiệu quả gây thiếu oxy kéo dài