I. ĐẠI CƯƠNG
- Là quy trình thường xuyên áp dụng trong khoa hồi sức cấp cứu
- Giúp giảm nguy cơ viêm phổi bệnh viện đặc biệt viêm phổi liên quan đến thở máy II. CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh hết chỉ định thông khí nhân tạo xâm nhập.
- Người bệnh tự thở tốt, không còn tình trạng suy hô hấp.
- Người bệnh có chỉ định mở khí quản. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh không có khả năng bảo vệ đường thở, ho khạc kém.
- Người bệnh chưa tự thở tốt, còn nguy cơ suy hô hấp. IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- 02 điều dưỡng đã được đào tạo chuyên khoa Hồi sức cấp cứu.
- 01 bác sỹ đã được đào tạo chuyên khoa Hồi sức cấp cứu.
2. Dụng cụ vật tư tiêu hao
- Máy hút áp lực âm
- Dây hút silicon
- Máy thở không xâm nhập nếu cần
- Ống hút kích cỡ phù hợp :1-2 cái
- Găng vô khuẩn : 1-2 đôi
- Găng tay sạch : 02 đôi
- Bộ dụng cụ đặt ống nội khí quản
- Bình làm ẩm
- Nước cất làm ẩm
- Dây oxy kính : 01 cái
- Chụp mặt nạ thở oxy : 01 cái
- Máy khí dung
- Bộ mặt nạ khí dung (dùng cho từng Người bệnh)
- Bóng Ambu (dùng 50 lần)
- Mặt nạ oxy : 01 cái
- Bơm tiêm 5ml : 01 cái
- Kim tiêm nhựa : 1- 2 cái
- Kéo
- Ống cắm panh
- Túi nilon
- Ống nghe
- Huyết áp
- Natrichlorua 0,9% chai 250ml
- Mũ
- Khẩu trang
- Dung dịch sát khuẩn tay nhanh
- Xà phòng rửa tay diệt khuẩn
- Dung dịch khử khuẩn sơ bộ
- Máy theo dõi
- Cáp điện tim
- Cáp theo dõi SpO2
- Cáp đo huyết áp liên tục
- Bao đo huyết áp
- Thuốc khí dung theo chỉ định
3. Người bệnh
- Thông báo, giải thích cho Người bệnh hoặc gia đình Người bệnh về việc sắp làm.
- Cho Người bệnh nhịn ăn trước 4 giờ.
- Hút sạch đờm giãi trong ống nội khí quản và vùng mũi, miệng họng.
4. Hồ sơ bệnh án
phiếu theo dõi Người bệnh sau rút ống nội khí quản, phiếu chăm sóc. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Thông báo và hướng dẫn Người bệnh cùng phối hợp.
2. Bác sỹ, điều dưỡng rửa tay xà phòng diệt khuẩn dưới vòi nước. đội mũ, đeo
khẩu trang.
3. Đánh giá lại các thông số: ý thức, mạch, SpO2, huyết áp, nhịp thở ghi vào phiếu theo dõi.
4. Đặt Người bệnh tư thế 45 - 90 độ.
5. Điều dưỡng 1 sát khuẩn tay nhanh, đi găng tay sạch, điều dưỡng (bác sỹ) đi găng vô trùng lấy ống thông hút nối với máy hút.
6. Điều dưỡng 1 Tháo dây cố định ống nội khí quản. Tháo cuff hoàn toàn.
7. Điều dưỡng 2 luồn ống thông hút vào ống nội khí quản, bảo Người bệnh hít sâu vừa bịt van hút vừa từ từ rút ống nnội khí quản ra.
8. Hút lại mũi họng cho Người bệnh.
9. Điều dưỡng 1 cho Người bệnh thở oxy
10. Khí dung thuốc theo y lệnh.
11. Hướng dẫn Người bệnh ho khạc khi có đờm hoặc vỗ rung cho Người bệnh
và hút đờm họng miệng nếu Người bệnh ho khạc kém.
12. Thu dọn dụng cụ, bác sỹ và điều dướng tháo găng, rửa tay bằng savondoux
dưới vòi nước.
13. Theo dõi sát tình trạng Người bệnh: Ý thức, mạch, huyết áp, SpO2, nhịp thở trong 1giờ đầu 15 phút/1 lần. theo dõi dấu hiệu co thắt thanh quản (khó thở có tiếng rít, khó thở vào, thở chậm.,) tình trạng thở (thở ngắng sức, co kéo cơ hô hấp, mệt cơ), sự ho khạc của Người bệnh. 1 giờ tiếp theo 30 phút một lần theo dõi nhịp thở, SpO2, mạch, huyết áp, tình trạng thở. Các giờ sau theo dõi 1 giờ/ 1 lần trong 3 giờ tiếp.
14. Sau rút ống nội khí quản 6 giờ đánh giá lại tình trạng và cho Người bệnh ăn. VI. THEO DÕI:
tất cả các thông số theo dõi phải được ghi đầy đủ vào bảng theo dõi
- Rối loạn ý thức hoặc Người bệnh không hợp tác.
- Nhịp thở > 24 lần/ phút.
- Nhịp thở <10 lần/ phút.
- SpO2 < 90%.
- Mạch nhanh > 10% so với lúc trước khi rút.
- Huyết áp tăng hoặc giảm so với huyết áp nền.
- Ứ đọng đờm dãi, ho khạc kém.
- Tăng co kéo cơ hô hấp, Người bệnh mệt cơ. VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Khó thở do co thắt phế quản, thanh quản và phù nề thanh môn, xử trí khí dung thuốc giãn phế quản, thuốc chống phù nề hoặc thở máy không xâm nhập
- Trào ngược dịch dạ dày vào phổi gây viêm phổi sặc, dự phòng bằng tuân thủ nhịn ăn và hút dịch dạ dày trước rút ống.