Mùa hè cũng là mùa thuận lợi cho sự sinh sôi, phát triển một số mầm bệnh.
Mùa hè cũng là mùa thuận lợi cho sự sinh sôi, phát triển một số mầm bệnh. Vậy chúng ta nên vệ sinh ăn uống thế nào để tránh được những mầm bệnh đó? Sau đây là những lời khuyên cho bạn:
*Chọn các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn
- Chọn các loại rau quả tươi, không bị dập nát, không có màu sắc, mùi vị lạ.
- Chọn các loại phủ tạng, thịt và thủy sản còn tươi.
- Không sử dụng các loại thực phẩm bị mốc, đặc biệt là loại ngũ cốc, hạt có dầu như đậu, lạc mốc có chứa độc tố vi nấm rất nguy hiểm.
- Không sử dụng các chất bảo quản, phẩm màu, đường hóa học đóng gói không có nhãn hoặc gói bằng giấy bán lẻ ở chợ và những cơ sở không đăng ký để chế biến thực phẩm
- Không sử dụng các thực phẩm còn nghi ngờ, chưa biết rõ nguồn gốc.
*Dùng nước sạch, an toàn để chế biến thức ăn và rửa dụng cụ
- Sử dụng nước máy, nước giếng, nước mưa, sông suối... đã qua xử lý hoặc lọc.
- Nước phải trong, không màu, không mùi, không vị. Nếu nguồn nước có nghi ngờ nên đề nghị cơ quan y tế kiểm tra.
- Dụng cụ chứa nước phải đảm bảo sạch, không chứa các chất gây độc như kim loại, phụ gia, màu, mùi vào nước, không được có rêu bẩn bám xung quanh hoặc ở đáy, có nắp đậy kín, dễ cọ rửa và nên có vòi để lấy nước.
- Dùng nước đã đun sôi để uống hoặc dùng pha chế nước giải khát, làm kem, nước đá.
- Bình đựng nước uống phải sạch sẽ bằng vật liệu chứa đựng thực phẩm, rửa sạch hàng ngày và tráng lại bằng nước sôi. Tuyệt đối không dùng cốc chén múc nước hoặc uống trực tiếp vào bình đựng nước uống.
*Sử dụng các đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ
- Không để các dụng cụ bẩn qua đêm.
- Thức ăn còn thừa, thực phẩm thải bỏ phải bỏ vào thùng rác kín có nắp đậy và đổ đi hàng ngày, tránh ruồi nhặng.
- Bát đĩa phải được rửa sạch ngay sau khi ăn xong và úp vào giá khô ráo, tránh bụi bẩn
- Dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm sống, chín riêng biệt.
*Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ
- Rau quả phải rửa kỹ dưới vòi nước chảy hoặc thay nước rửa 3-4 lần, các loại quả cần gọt sạch vỏ.
- Nấu chín kỹ thức ăn. Chú ý phần thịt gần với xương (gà, vịt, chân giò, cá...) nếu thấy còn màu hồng hoặc máu đỏ thì bắt buộc phải đun lại đến khi chín hoàn toàn.
*Ăn ngay khi thức ăn vừa nấu chín xong
- Thức ăn chín để nguội ở nhiệt độ bình thường thì vi khuẩn dễ xâm nhập và phát triển.
- Thời gian để càng lâu, vi khuẩn càng phát triển nhiều. Để đảm bảo an toàn nên ăn khi thức ăn còn nóng, vừa nấu chín xong.
- Đối với các thực phẩm không cần nấu chín như chuối, cam, dưa và các loại quả khác thì cần ăn ngay khi vừa bóc vỏ hay cắt ra.
*Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn
- Phải đun lại thức ăn chín ở nhiệt độ sôi ngay trước khi ăn.
- Không để lẫn thực phẩm sèng và thức ăn chin.
- Thức ăn cần được che đậy tránh bụi, ruồi nhặng, chuột, gián.
*Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt
Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch (tốt nhất là rửa dưới vòi nước chảy, nếu rửa trong chậu thì phải có gáo múc nước dội lại). Rửa tay trước khi ăn, khi chế biến thực phẩm, khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tiếp xúc với các đồ vật bẩn.
*Giữ gìn vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm
Nhà bếp phải luôn giữ gìn sạch sẽ, thông thoáng, thường xuyên vệ sinh bếp, khai thông cống rãnh. Sử dụng nguồn nước sạch để chế biến thực phẩm.
Mọi người cần thực hiện vệ sinh ăn uống để nâng cao sức khỏe phòng chống ngộ độc và các bệnh giun sán. Ngoài ra các gia đình cần có kế hoạch tẩy giun định kỳ có kiểm soát.
Chế dinh dưỡng hợp lý trong THA sẽ giúp giảm gánh nặng cho tim, giảm giữ muối, cân bằng kali có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp và giảm sử dụng thuốc.