Đau thần kinh tọa là một hội chứng đau rễ thắt lưng L5 và rễ cùng S1 lan theo hướng đi của dây thần kinh hông, được mô tả trong phạm vi chứng tý của YHCT và có bệnh danh là: Yêu cước thống, tọa cốt phong.
ĐAU THẦN KINH TỌA
I. Đại cương
Đau thần kinh tọa là một hội chứng đau rễ thắt lưng L5 và rễ cùng S1 lan theo hướng đi của dây thần kinh hông, được mô tả trong phạm vi chứng tý của YHCT và có bệnh danh là: Yêu cước thống, tọa cốt phong.
- Theo YHHĐ nguyên nhân gây đau thần kinh tọa rất phong phú: nhiễm trùng, do lạnh, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, khối u…Trong đó thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân thường gặp nhất.
- Theo YHCT đau dây thần kinh tọa nguyên nhân do ngoại tà ( phong, hàn, thấp, nhiệt) thừa cơ tấu lí sơ hở, vệ khí không vững vàng xâm lấn vào cơ thể làm kinh lạc bi bế tắc (chủ yếu là kinh đởm và bàng quang), hoặc do chính khí suy yếu, rối loạn chức năng tạng phủ nhất là tạng can thận, hoặc do huyết ứ khí trệ làm bế tắc kinh khí của kinh bàng quang, kinh đởm gây đau.
II. Chẩn đoán
A. Theo YHHĐ
1. Lâm sàng
a. Triệu chứng cơ năng
Đau thắt lưng, lan xuống mông, kheo và cẳng bàn chân theo đường đi của dây thần kinh hông. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi. Đau tăng về đêm, giảm khi nằm yên trên giường cứng và gối co lại. Có thể kèm theo cảm giác kiến bò, tê cóng hoặc như kim châm bờ ngoài bàn chân chéo qua mu chân đến ngón cái (rễ thắt lưng 5), ở gót chân hoặc ngón út (rễ cùng 1). Một số bệnh nhân bị đau ở hạ bộ và đau khi tiểu tiện do tổn thương rộng xâm phạm các rễ thuộc đám rối thần kinh đuôi ngựa.
b. Triệu chứng thực thể
- Cột sống: phản ứng co cứng cơ cạnh cột sống, cột sống mất đường cong sinh lí, vẹo do tư thế chống đau, gẫy khúc đường gai sống…
- Triệu chứng chèn ép rễ: dấu hiệu Lasegue dương tính, Walleix (+). Khám phản xạ, cảm giác, vận động, tình trạng teo cơ để xác định vị trí dễ bị tổn thương.
+ Rễ L5: phản xạ gân gót bình thường, giảm hoặc mất cảm giác phía ngón cái (có thể tăng ở giai đoạn kích thích), không đi được bằng gót, teo nhóm cơ thẳng chân trước ngoài, các cở mu chân.
+ Rễ S1: phản xạ gót giảm hoặc mất, cảm giác giảm hoặc mất phía ngón út, không đi được bằng mũi chân, teo cơ bắp cẳng chân, cơ gan bàn chân.
2. Các thăm dò cần làm
a. Chẩn đoán hình ảnh
- Chụp Xquang thường quy: đánh giá hình thái cột sống, đốt sống để loại trừ các nguyên nhân khác như khối u, xẹp lún đốt sống, viêm đốt sống đĩa đệm, viêm khớp cùng chậu…
- Chụp cắt lớp vi tính cột sống khi có nghi ngờ tổn thương cấu trúc xương, ống sống…
- Đo mật độ xương
b. Các xét nghiệm và thăm dò cần làm để chẩn đoán loại trừ nguyên nhân (tùy theo từng trường hợp cụ thể):
- Xét nghiệm cơ bản: tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, xét nghiệm nước tiểu toàn phần.
- Xét nghiệm sinh hóa máu: Ure, creatinin, AST, ALT….
- Xét nghiệm dịch não tủy: protein thường tăng nhẹ nếu có ép rễ.
B. Theo YHCT
1. Đau thần kinh tọa do lạnh ( Hàn tý hay thống tý)
Bệnh nhân đau vùng thắt lưng lan xuống mông mặt sau đùi cẳng chân, đau co rút, đau tăng khi gặp lạnh, chườm ấm dễ chịu, thường có điểm đau khư trú, đi lại khó khăn, chưa teo cơ. Toàn thân: Sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù hoặc phù khẩn
2. Đau dây thần kinh tọa do thoái hóa cột sống (Thể phong hàn thấp tý kết hợp can thận hư)
Đau vùng thắt lưng lan xuống chân theo dọc đường đi của dây hông. Đau có cảm giác tê bì, nặng nề, teo cơ, bệnh kéo dài dễ tái phát. Thường kèm theo triệu chứng toàn thân: Ăn kém, ngủ ít, tiểu tiện trong, chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng dày và nhớt mạch nhu hoãn hoặc trầm nhược.
3. Đau dây thần kinh tọa do viêm nhiễm (thể thấp nhiệt tý, ít gặp)
Đau vùng thắt lưng lan xuống chân dọc theo đường đi của dây thần kinh hông, đau cảm giác nóng rát, đau nhức như kim châm, chất lưỡi hồng hoặc đỏ, rêu lưỡi vàng dày, mạch sác.
4. Đau dây thần kinh tọa do sang chấn (thể huyết ứ)
Đau xuất hiện sau khi bị sang thương, đau dữ dội tại một điểm, đột ngột lan xuống chân, chất lưỡi đỏ tím, có điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng hoặc vàng, mạch sáp.
III. Điều trị
1. Đau thần kinh tọa do lạnh (Hàn tý hay thống tý)
Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, thông kinh lạc.
* Điều trị dùng thuốc
Bài thuốc: Đại tần giao thang gia giảm
Tần giao 12g Bạch thược 12g
Cam thảo 08g Khương hoạt 12g
Xuyên khung 08g Phòng phong 12g
Đương quy 12g Độc hoạt 12g
Sinh địa 12g Bạch truật 12g
Thục địa 10g Bạch linh 12g
Tế tân 06g Trần bì 08g
Sắc uống 01thang/ ngày chia 2 lần sáng, chiều.
(Có thể dùng thuốc theo đối pháp lập phương)
* Châm cứu:
Điện châm tả ngày 1 lần thời gian 20 phút các huyệt: Đại trường du, Hoàn khiêu, Trật biên, Thừa phù, Ân môn, Ủy trung.
- Nếu đau mặt sau cẳng chân châm thêm: Thừa sơn, Côn lôn, Túc lâm khấp.
* Châm cứu: Cứu hoặc điện châm bổ ngày 1 lần thời gian 20 phút các huyệt: Giáp tích, Thận du, Can du, Đại trường du, Hoàn khiêu, Trật biên, Thừa phù, Ân môn, Ủy trung. ( có thể châm thêm Thái khê, Tam âm giao)
- Nếu đau mặt sau cẳng chân châm thêm: Thừa sơn, Côn lôn, Túc lâm khấp
- Nếu đau ở mặt ngoài cẳng chân châm thêm: Dương lăng tuyền, Tuyệt cốt
* Xoa bóp bấm huyệt: Day, lăn, phát, bóp bấm huyệt, vận động cột sống, vận động chân.
* Thủy châm: Vitamin nhóm B vào các huyệt trên: Vinrovit 5000, methycobal…
* Các phương pháp điều trị không dùng thuốc khác: Nhĩ châm vùng dây thần kinh hông to, cấy chỉ theo công thức huyệt trên 7-10 ngày cấy chỉ một lần…
3. Đau thần kinh tọa do viêm nhiễm (thể thấp nhiệt tý)
Pháp điều trị: Thanh nhiệt trừ thấp, hành khí hoạt huyết
* Điều trị dùng thuốc:
Bài thuốc: Ý dĩ nhân thang hợp Nhị diệu tán gia giảm
Ý dĩ 12g Ngưu tất 16g
Thương truật 10g Cam thảo 06g
Khương hoạt 12g Đương quy 12g
Phòng phong 12g Hoàng bá 10g
Kim ngân hoa 16g Thương nhĩ tử 16g
Thổ phục linh 12g Trần bì 08g
Sắc uống ngày 01 thang, uống chia làm 2 lần sáng, chiều.
(Có thể dùng thuốc theo đối pháp lập phương)
* Châm cứu: Điện châm tả các huyệt như trên
4. Đau dây thần kinh tọa do sang chấn (thể huyết ứ)
Pháp điều trị: Hành khí hoạt huyết khứ ứ, thông kinh hoạt lạc
* Điều trị dùng thuốc:
Bài thuốc: Tứ vật đào hồng gia vị
Sinh địa 12g Đào nhân 08g
Xích thược 12g Hồng hoa 08g
Xuyên khung 12g Quy vĩ 12g
Đan sâm 12g Ngưu tất 12g
Kê huyết đằng 10g Uất kim 08g
Trần bì 08g Cam thảo 06g
Sắc uống ngày 01 thang, uống chia làm 2 lần sáng, chiều.
(Có thể dùng thuốc theo đối pháp lập phương)
* Châm cứu: Điện châm tả các huyệt như trên, châm thêm huyệt Huyết hải
* Thủy châm: Vitamin nhóm B vào các huyệt trên: Vinrovit 5000, methycobal…
* Các phương pháp điều trị không dùng thuốc khác: Nhĩ châm vùng dây thần kinh hông to, cấy chỉ theo công thức huyệt trên 7-10 ngày cấy chỉ một lần…
5. Điều trị kết hợp YHHĐ (Đau thần kinh tọa do nguyên nhân cơ học)
* Điều trị không dùng thuốc
- Chế độ bất động trong giai đoạn đau cấp tính .
- Vận động hợp lý trong những giai đoạn sau.
- Vật lí trị liệu: Hồng ngoại, đắp Faraphin, điện từ trường, điện xung, sóng xung kích, sóng ngắn…
- Kéo dãn cột sống.
* Điều trị bằng thuốc
Tùy theo mức độ nặng của bệnh có thể điều trị kết hợp YHHĐ một số thuốc như sau:
- Giảm đau chọn một tron các thuốc theo bậc thang giảm đau của Tổ chức Y tế Thế giới: Ví dụ dùng Paracetamol viên 0,5g liều từ 1- 3g/ngày. Tùy theo tình trạng đau mà điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp.
- Chống viêm không steroid khi bệnh nhân đau nhiều: chọn một trong số thuốc sau
+ Meloxicam (Mobic) viên 7,5mg x 2 viên/ngày sau ăn no hoặc dạng ống tiêm bắp 15mg/ngày x 2 – 4 ngày nếu bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
+ Celecoxib (Celebrex) viên 200mg, liều 1 đến 2 viên/ngày sau ăn no. Không nên dùng cho bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch và thận trọng hơn đối với người cao tuổi.
- Thuốc dãn cơ: Mydocalm: 150mg x 3viên/ngày ( nếu co cơ chiều) hoặc Myonal 50mg x 3 viên/ngày
- Thuốc có tác dụng làm giảm đau do nguyên nhân thần kinh. Dùng một trong những loại sau:
+ Neurotin viên 0.3g uống 1 – 3 viên/ ngày, có thể tăng tới 6 viên/ngày.
+ Vitamin B12: methylcoban: 500mcg x 2 lần/ ngày( uống) hoặc thủy châm 500mcg x 3 lần /tuần
- Tiêm ngoài màng cứng: Depo-Medrol (hỗn dịch Methylprednisolon acetat) hoặc Diprospan (Betamethasone dipropionate). Liều 0.2-1ml/lần, liệu trình mỗi đợt 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 7-10 ngày.
IV. Phòng bệnh
Chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, làm việc đúng tư thế, tránh thừa cân
Chế dinh dưỡng hợp lý trong THA sẽ giúp giảm gánh nặng cho tim, giảm giữ muối, cân bằng kali có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp và giảm sử dụng thuốc.