Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống cổ nhưng phổ biến nhất đó là 2 nguyên nhân tuổi tác và đặc thù công việc cụ thể là:
Về tuổi tác: Thoái hóa cột sống cổ thường gặp sau 40 tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên bắt đầu diễn ra khiến cho các đốt sống cổ hình thành gai xương gây chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh, dẫn đến tình trạng đau nhức vùng cổ gáy. Đĩa đệm cột sống cũng có thể bị mất nước, rách, nứt khiến cho lớp nhân nhầy bên trong bị rò rỉ đè lên tủy sống và dây thần kinh gây ra cảm giác đau mỏi, tê bì lan xuống cánh tay. Xơ hóa dây chằng cũng là 1 trong những nguyên nhân thường gặp. Dây chằng đóng vai trò kết nối các xương cột sống với nhau để giúp các cử động thường ngày trở lên dẻo dai và linh hoạt hơn. Tuy nhiên, chúng cũng sẽ bị xơ hóa theo thời gian làm ảnh hưởng tới cử động vùng cổ, gây căng cứng và hạn chế hoạt động.
- Về đặc thù nghề nghiệp
Một số công việc có tính chất lặp đi lặp lại chuyển động hoặc mang vác nặng như công nhân, nhân viên văn phòng phải ngồi trước máy tính quá lâu, người tập gym, nhân viên bán hàng,… đều là nguyên nhân gây áp lực lên cột sống, làm biến đổi các mô xương, cơ và dây chằng, thúc đẩy quá trình thoái hóa cột sống cổ diễn ra nhanh chóng vì vậy bệnh THCS cổ hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa và thường bắt đầu xảy ra ở độ tuổi 25-30.
- Ngoài ra, nếu không may bị chấn thương ở cổ do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay chấn thương thể thao,… thì cũng có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống cổ.
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ gây thoái hóa đốt sống cổ bao gồm:
- Yếu tố di truyền: Người có thành viên trong gia đình mắc bệnh lý về cơ xương khớp thì cũng có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống cổ
- Người thừa cân, béo phì và lười vận động
- Người có lối sống không lành mạnh: uống rượu bia, hút thuốc lá, sinh hoạt không đúng giờ giấc, ngủ sai tư thế,….
- Chế độ ăn uống không đảm bảo chất dinh dưỡng, thiếu hụt Canxi, Vitamin D hoặc Magie…
2. Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ thường gặp
Trong thời kỳ đầu thoái hóa, người bệnh thường không xuất hiện các triệu chứng rõ ràng. Khi các triệu chứng xuất hiện, người bệnh thường có các biểu hiện như:
- Thường xuyên có các cơn đau mỏi xung quanh vùng cổ – vai – gáy, chúng sẽ xuất hiện ngày một nhiều, đôi khi gây nên tình trạng vẹo cổ hay sái cổ. Cơn đau có thể lan tới đầu gây nhức đầu ở vùng chẩm, trán, đau lan xuống một bên hoặc cả hai bên cánh tay và tăng mức độ nếu người bệnh ho hoặc hắt hơi. Một trường hợp bệnh nhân đau không thể quay đầu sang trái hoặc phải mà phải xoay cả người.Đặc biệt khi trời lạnh hoặc việc ngủ ban đêm không đúng tư thế có thể khiến người bệnh bị cứng cổ vào sáng hôm sau, gây khó khăn trong các vận động vùng cổ như cúi, gập, xoay,…
- Thậm chí người bệnh có thể mất cảm giác chi trên do thoái hóa cột sống cổ khiến rễ thần kinh vận động cánh tay bị chèn ép nhiều dẫn đến tình trạng tê bì từ phần vai xuống cánh tay gây khó cảm nhận nóng lạnh, thậm chí trường hợp nặng hơn bệnh nhân có thể bị teo cơ, mất cảm giác ở tay hoặc bại liệt.
- Dấu hiệu Lhermitte: Dấu hiệu Lhermitte hay còn gọi là hiện tượng thợ cắt tóc, hay là dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống cổ đa xơ cứng xảy ra khi bệnh tiến triển nặng gây cảm giác khó chịu như có luồng điện chạy dọc từ cổ xuống xương sống, lan xuống các ngón tay và ngón chân. Tình trạng này có thể biểu hiện rõ hơn khi người bệnh cúi cổ về phía trước.
- Ngoài các triệu chứng nêu trên, số ít bệnh nhân tổn thương các đốt sống C1 – C2 hoặc C4 có thể gặp phải các triệu chứng nấc cụt, ngáp, mất thăng bằng, chóng mặt và mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột,…. Khi xuất hiện những triệu chứng này, người bệnh các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị ngay lập tức.
3. Biến chứng bệnh thoái hóa cột sống cổ
- Biến chứng hay gặp nhất của thoái hóa cột sống cổ gây phiền toái cho bệnh nhân là biến chứng chèn ép dây thần kinh gây đau đầu, đau vai gáy lan xuống cánh tay thậm chí tới bàn tay và các ngón tay. Trường hợp chèn ép kéo dài còn có thể gây tê bì mất cảm giác cánh tay, bàn tay, gây teo cơ, bại liệt.
Thoái hóa cột sống cổ cũng thường gây biến chứng
- Hạn chế hoạt động của vùng cổ
- Rối loạn chức năngtiền đình
- Gây thiếu máu não, ù tai, mất ngủ.
4. Xét nghiệm
Các xét nghiệm CTM, Hoá sinh máu và nước tiểu thường quy sẽ không có sự thay đổi trong trường hợp người bệnh bị thoái hóa cột sống cổ đơn thuần.
Nhưng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể cung cấp thông tin chi tiết phục vụ cho chẩn đoán cũng như điều trị. Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện các phương pháp sau:
- X-quang cột sống cổ: X-quang có thể cho thấy những bất thường, chẳng hạn như gai xương, cầu xương là dấu hiệu trực tiếp của thoái hóa đốt sống cổ. X-quang cổ cũng có thể loại trừ các nguyên nhân hiếm gặp và nghiêm trọng hơn đối với đau cổ và cứng khớp, chẳng hạn như khối u, nhiễm trùng hoặc gãy xương.
- Chụp CT. Chụp CT có thể cung cấp hình ảnh chi tiết hơn, đặc biệt là các tổn thương xương ở mức độ rất nhỏ.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI có thể giúp xác định có thoát vị đĩa đệm kèm theo không và các dây thần kinh có bị chèn ép không
5. Để điều trị thoái hóa cột sống cổ, YHCT có rất nhiều phương pháp khác nhau
Phương pháp điều trị không dùng thuốc
- Xoa bóp bấm huyệt: bấm day các huyệt vùng cổ vai gáy như Phong Trì, Thiên Tông, Phong Phủ, Thiên Trụ, Kiên Tỉnh, Đại Trữ, Đại Chùy, Phế Du .. kết hợp xoa xát vùng cổ vai gáy 15-30 phút/ngày.
- Châm cứu: các huyệt thường được bác sĩ lựa chọn châm cứu trên lâm sàng như Phong trì,Kiên Tỉnh, Kiên Ngung, Kiên Trinh, khúc trì, liệt khuyết, hợp cốc, a thị huyệt. Tuỳ tình trạng của người bệnh mà các bác sĩ sẽ lựa chọn điện châm hoặc ôn châm để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
- Giác hơi: dùng giác hút tác động vào vùng bị bệnh giúp lưu thông khí huyết, giảm đau, giãn cơ.
- Chườm ngải cứu: Sao ngải cứu cùng muối hạt, gừng hoặc cám gạo sau đó bọc vào vải chườm lên vùng cổ gáy 15-20 phút/ lần, ngày 1- 2 lần vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ.
- Cấy chỉ: là 1 phương pháp rất hiệu quả để thay thế châm cứu.Cấy chỉ tức chôn một đoạn chỉ tự tiêu vào các huyệt để điều trị. Đoạn chỉ này sẽ tự tiêu sau khoảng 15 ngày và người bệnh có thể thực hiện lặp lại việc cấy chỉ cho các lần sau đó để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
- Nắn chỉnh cột sống: với các trường hợp xuất hiện cong vẹo hay biến dạng cột sống các nhân viên y tế sẽ dùng tay tác động vào cột sống 1 lực thích hợp để giúp cột sống trở về với đường cong sinh lý bình thường. Song song với các phương pháp điều trị không dùng thuốc là các phương pháp điều trị dùng thuốc.
- Các bài thuốc cổ phương luôn được ưu tiên hàng đầu như bài thuốc quyên tý thang, tuỳ vào tình trạng mỗi người bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phương thuốc gia giảm phù hợp.
- Quyên tý thang:
Khương hoạt
9g
Khương hoàng
10g
Đương quy
12g
Chích hoàng kỳ
6g
Xích thược
10g
Phòng phong
6g
Chích cam thảo
3g
- Bài thuốc này có tác dụng bổ khí huyết ,trừ phong thấp. Trong đó Khương hoạt, phòng phong sẽ có tác dụng trừ phong thấp, xích thược, khương hoàng hoạt huyết, bổ huyết. Đương quy, hoàng kỳ bổ khí huyết. Cam thảo điều hoà tất cả các vị thuốc.
- Thủy châmcũng là phương pháp thường xuyên được sử dụng, đây là phương pháp sử dụng các thuốc vitamin B1,B6, B12, Nucleo CMP hoặc lidocain để thủy châm vào các huyệt để làm tăng dẫn truyền thần kinh, giảm đau, giảm tê bì hoặc mất cảm giác vùng cổ vai tay.
6. Khi điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng YHCT người bệnh cần lưu ý:
Thực tế, chú trọng việc nên ăn gì và kiêng gì khi bị thoái hóa cột sống không có tác dụng điều trị vấn đề sức khỏe này. Tuy nhiên, cân nhắc bổ sung và hạn chế một số thực phẩm trong khẩu phần ăn mỗi ngày sẽ đem lại lợi ích trong việc làm chậm quá trình thoái hóa, duy trì cân nặng khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Các thực phẩm được khuyến khích bổ sung thường sẽ là những thực phẩm giàu vitamin B, C, D và canxi ví dụ như: cá,tôm, cua, ốc;
- Ngũ cốc nguyên hạt, sữa, các loại rau , trái cây
Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế dùng thực phẩm, món ăn chứa nhiều đường, chất béo bão hòa . Một số kinh nghiệm thấy rằng khi ăn chuối tiêu, cà hoặc thịt gà có thể gây tang tình trạng đau ở những người bệnh thoái hoá cột sống cổ. Tuyy nhiên vấn đề này còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của từng người.
7. Phòng bệnh
Phòng bệnh luôn là vấn đề được quan tâm và ưu tiên hàng đầu dù vấn đề cột sống bị thoái hóa theo thời gian là hệ quả tất yếu không thể ngăn ngừa. Tuy nhiên, sớm phát hiện các triệu chứng thoái hóa cột sống và tiếp nhận điều trị hiệu quả ngay từ đầu có thể giúp kìm hãm bệnh tiến triển, đồng thời hạn chế rủi ro phát sinh biến chứng. Để làm được điều đó, mọi người cũng cần:
- Thay đổi các tư thế xấu khi hoạt động cũng như nghỉ ngơi. Không nên ngồi cúi hoặc gập cổ quá lâu (xem tivi, đọc sách, báo); ngồi tàu xe đường dài cần có phần tựa đầu và tựa lưng.
- Không nên đội vật nặng trên đầu.
- Cố gắng rèn luyện thể chất với các bài tập tốt cho cột sống: Tư thế bắc cầu,Tư thế rắn hổ mang, Bài tập xoay cổ
- Tư thế rắn hổ mang: Bắt đầu ở tư thế nằm sấp, duỗi thẳng 2 mũi bàn chân chạm xuống sàn. Hai tay đặt dọc theo cơ thể, lòng bàn tay úp xuống.Từ từ co hai bàn tay lên ngang ngực, hít vào, thở ra, nhấn hai tay xuống thảm và uốn cong phần thân trên.Khi nào cảm thấy cơ thể đã kéo căng hết mức thì dừng lại. Quay đầu sang trái đên skhi nhìn thấy gót chân bên đối diện. Giữ nguyên tư thế trong vòng 3 - 5 giây, rồi quay đầu trở lại, hạ thân mình trở về vị trí ban đầu. Nghỉ trong vòng 3 - 5 giây rồi lặp lại với ben còn lại. Thực hiện động tác 5-10 lần/ ngày. Chống chỉ định tập động tác này cho phụ nữ đang mang thai, người bệnh bị trượt đốt sống.
- Tư thế bác cầu: Người bệnh nằm ngửa, duỗi thẳng 2 chân. 2 tay đặt dọc theo thân mình, 2 lòng bàn tay úp xuống. Từ từ nâng vai lên dồn sức nặng xuống đầu và 2 khuỷu tay, giữ nguyên 3-5 giây sau đó hạ vai trở về tư thế ban đầu.
- Tập xoay cổ: đối với tư thế cúi người bệnh cúi đầu từ từ cho cằm gần chạm vào xương ức, đến khi cảm giác căng cơ vùng gáy thì dừng lại, giữ nguyên 3-5 giây sau đó trở về tư thế ban đầu. Tư thế ngửa cổ: Người bệnh từ từ ngửa cổ ra sau cho đến khi thấy căng tức các cơ vùng cổ thì dừng lại, giữ nguyên 3-5 giây sau đó trở về tư thế ban đầu. Tư thế quay trái, phải cùng được thực hiện tương tự cho đến khi người bệnh thấy căng cơ phía đối diện.
- Nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ gáy hàng ngày nhưng không nên vặn bẻ cổ đột ngột
- Khi ngủ nên thường xuyên thay đổi tư thế, không nên nằm gối quá cao, chỉ nằm 1 tư thế sẽ rất dễ vẹo cổ và cũng không nên nằm sấp, bởi khi đó cổ bị gập rất dễ gây thoái hóa đốt sống cổ.
- Đi khám cột sống định kỳ hoặc bất kỳ lúc nào có biểu hiện đau cổ bất thường, đặc biệt là những người thường xuyên lao động nặng
Chế dinh dưỡng hợp lý trong THA sẽ giúp giảm gánh nặng cho tim, giảm giữ muối, cân bằng kali có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp và giảm sử dụng thuốc.