Tác dụng của Hoa Tam Thất Hoa của cây tam thất có tên khoa học là Panax pseudoginseng. Hoa tam thất có nhiều tên gọi khác như: sâm tam thất, kim bất hoán, điền thất nhân sâm... 1. Tác dụng của hoa tam thất
- Theo đông y, hoa tam thất có tính mát và có tác dụng làm mát, thanh lọc, giải nhiệt cơ thể.
- Theo y học hiện đại:
Trong hoa tam thất có chứa nhiều Saponin. Đây là hoạt chất có tác dụng chống bị viêm nhiễm, làm chậm lão hóa tế bào.
- Ngoài ra, trong một số tài liệu, hoa tam thất còn có một số tác dụng khác như an thần, sáng mắt, giảm béo, hạ mỡ máu, hỗ trợ điều hòa huyết áp, tăng cường miễn dịch…
2. Cách dùng:
* Cho 15-20 nụ hoa tam thất vào bình nước 2l (nhiệt độ 90-100 độ C ) hoặc cho thêm với 20-30 hạt câu kỉ tử (khoảng 5g) ngâm trong khoảng 20-30 phút sau đó lấy nước đã ngâm uống.
* Cho 3-5 nụ vào cốc nước 200ml (nhiệt độ 90-100 độ ) có thể cho thêm khoảng 10 hạt câu kỉ tử, ngâm trong khoảng 20-30 phút sau đó lấy nước đã ngâm uống.
(1 bình hoặc 1 cốc nụ hoa tam thất có thể ngâm 2-3 lần nước như trên để uống) 3. Chú ý trường hợp không nên dùng:
- Người thuộc thể trạng hàn, thường thấy lạnh, đại tiện lỏng, bàn tay bàn chân lạnh nhiều
- Phụ nữ đang trong kì kinh không sử dụng
- Người đang cảm lạnh cũng không nên dùng hoa tam thất
- Phụ nữ có thai tuyệt đối không nên sử dụng hoa tam thất và các loại thảo dược từ tam thất
- Hoa tam thất có tính lạnh cũng không nên sử dụng thường xuyên trong thời gian dài bởi tính mát của hoa tam thất khi sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng tới vị khí gây ăn uống kém, đầy bụng chậm tiêu, lâu hơn sẽ ảnh hưởng đến dương khí của cơ thể...
- Người huyết áp thấp thường xuyên nên dùng theo chỉ định của thầy thuốc
Chế dinh dưỡng hợp lý trong THA sẽ giúp giảm gánh nặng cho tim, giảm giữ muối, cân bằng kali có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp và giảm sử dụng thuốc.