Dùng hai bàn tay, ngón tay với một lực nhất định của người thầy thuốc tác động lên da thịt gân khớp, trên các bộ vị hoặc huyệt vị của kinh lạc người bệnh để phòng và chữa bệnh.
II. CHỈ ĐỊNH
- Các chứng đau.
- Các chứng liệt ở trẻ em.
- Thấp khớp hạn chế vận động.
- Suy nhược thần kinh.
- Tiêu hóa kém, hen phế quản, huyết áp dao động.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Có bệnh ngoài da, tổn thương da.
- Sai khớp, gẫy xương hoặc nghi gẫy xương.
- Đang viêm nhiễm sưng tấy.
IV. CHUẨN BỊ
1. Cán bộ chuyên khoa
- Kỹ thuật viên phục hồi chức năng.
- Y bác sĩ y học cổ truyền chuyên khoa xoa bóp bấm huyệt.
2. Phương tiện
Giường, ghế, xăng phủ, bột talc.
3. Người bệnh
Hồ sơ bệnh án và các xét nghiệm liên quan, chỉ định kỹ thuật cụ thể.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Yêu cầu làm thủ thuật :
- Phải nhẹ nhàng, có tác dụng thấm sâu vào da thịt.
- Phải làm từ nhẹ đến mạnh, từ chậm đến nhanh, từ nông đến sâu, từ xa đến gần vùng đau.
- Phải tuân thủ theo quy luật bổ tả: bổ nhẹ nhàng, tả nhanh mạnh.
1. Thủ thuật tác động trên da là chính
a, Xát :
- Dùng góc bàn tay, mở ngón tay út, hoặc mở ngón tay cái xát lên da theo hướng lên xuống hoặc sang phải, sang trái, tay thầy thưốc di chuyển trên da của người bệnh.
- Dùng bột talc để làm trơn. Xát được mọi nơi trên cơ thể.
- Tác dụng: thông kinh lạc, lí khí, giảm đau, tiêu sưng, khu phong, tán hàn, thanh nhiệt.
b, Xoa:
- Dùng vân các ngón tay và góc bàn tay xoa trên da chỗ đau, tay thầy thước di chuyển trên da của ngưới bệnh, thủ thuật mềm mại thường sử đụng ở vùng bụng và những nơi sưng đỏ.
- Tác dụng: xoa vùng bụng có tác dụng lí khí hòa trung, tăng cường tiêu hóa, nơi sưng đau có tác dụng thông khí huyết, tiêu sưng, giảm đau.
c. Miết:
- Dùng vân ngón tay cái ấn chặt vào da người bệnh rồi miết theo hướng lên xuống hoặc sang phải sang trái. Tay của thầy thuốc di động làm căng và buông trùng da của người bệnh ở 2 phái của thủ thuật. Miết hay dùng ở vùng đầu, mặt và bụng.
- Tác dụng: Miết ở đầu để khai khiếu, trấn tĩnh bình an, giáng hỏa và sáng mắt, miết ở bụng có tác dụng bổ.
d. Phân:
- Dùng vân các ngón tay, ô mô út của hai tay, đặt cùng một chỗ tẽ ra hai bên theo hướng trái ngược nhau hoặc chạy trên da người bệnh khi 2 tay phân ra và đi cách xa nhau hoặc dính vào da khi phân da người bệnh bị kéo căng ra 2 hướng ngược nhau, trong khi ở phía kia da bị trùng lại, phân ở trán, bụng, ngực, lưng.
- Tác dụng: động tác phân ở trán bình can giáng hỏa, phân ở ngực, bụng lưng có kiên tì, làm thư thái, trợ chính khí.
e. Hợp:
- Dùng vân các ngón tay hoặc mở ngón tay út của hai bàn tay, từ hai chỗ khác nhau đi ngược chiều và cùng đến một chỗ tay thầy thuốc như ở thủ thuật phân. Hợp ở trán, bụng, ngực, lưng.
- Tác dụng: hợp ở lưng ngực, bụng thì trợ chính khí, kiện tì.
g. Véo:
- Dùng ngon táy cái và trỏ hoặc đốt thứ 2 ngón tay cái với đốt thứ 3 ngón tay trỏ kẹp da véo và đẩy da lưng liên tục, làm cho da người bệnh luôn luôn như bị cuộn ở giữa các ngón tay thầy thuốc.
- Tác dụng: véo mực độ nhẹ thì nâng cao chính khí, mạnh thì khu phong tán hàn.
h. Vỗ:
- Bàn tay hơi khum, lòng bàn tay hơi lõm, vỗ nhẹ đến nặng vào chỗ bị bệnh. Khi phát da đỏ lên do áp lực không khí trong lòng bàn tay thay đổi. Vỗ ở vai, thắt lưng và tứ chi.
- Tác dụng: thông kinh lạc, mềm cơ, giảm cảm giác nặng.
2. Thủ thuật tác động lên cơ là chính
a. Day:
- Dùng gốc bàn tay, mô út, mô cái, hoặc ngón tay cái, hơi dùng sức ấn xuống da, huyệt của người bệnh, dao động theo đường tròn. Tay thầy thuốc và da người bệnh dính với nhau, da người bệnh di động ở trên cơ xương theo tay thầy thuốc. Thường làm chậm, còn diện to hay nhỏ, ấn mạnh hay yếu còn thùy thuộc vào tình hình bệnh. Thủ thuật mềm mại, trực tiếp tác động lên cơ huyệt xương. Hay dùng tại nơi đau.
- Tác dụng: day ở nơi đau làm giảm sưng, hết đau, khu phong, thanh nhiệt, làm mềm cơ.
b. Đấm và chặt:
- Đấm: nắm hờ tay, dùng mở ngón út đấm vào chỗ bị bệnh.
- Chặt: mở bàn tay, dùng mở ngón út chặt liên tiếp vào chỗ bị bệnh. Khi chặt các ngón tay đập vào nhau phát ra tiếng kêu.
- Tác dụng:thông khí huyết, tán hàn, khu phong, làm mềm cơ, giảm mệt mỏi.
c. Lăn:
- Dùng khớp ngón tay, bàn tay của các ngón út, nhẫn, giữa với một sức ép nhất định, vận động khớp cổ tay để cho 3 khớp ngón tay, bàn tay lần lượt lăn trên vùng cần xoa bóp. Không phải dùng tay sát lên da mà là lăn ấn trên thịt của người bệnh ở mông, lưng, vai và chân tay.
- Tác dụng: khu phong, tán hàn, thông kinh lạc, lưu thông khí huyết, giảm đau làm khớp vận động dễ dàng. Thủ thuật này tác dụng thấm sâu vào thịt, có diện kích thích lớn lên hay được dùng trong các thủ thuật xoa bóp.
d. Bóp:
- Dùng ngón tay cái và các ngón tay kia của bàn tay bóp cơ gân hoặc huyệt ở nơi bị bệnh, bóp bấm 2, 3, 4 hoặc 5 ngón tay, vừa bóp vừa hơi kéo cơ lên không được để cơ và gân trượt dưới tay sẽ nổi con chuột gây đau.Bóp ở vai gáy, nách và chân tay, bóp mạnh hay nhẹ tùy người bệnh.
- Tác dụng: giải nhiệt, khai khiếu, khu phong, tán hàn, thông kinh lạc.
e. Vờn:
- hai bàn tay hơi cong, bao lấy 1 vị trí rồi chuyển động ngược chiều kéo theo cả da thịt người bệnh vùng đó chuyển động, dùng sức nhẹ nhàng vờn từ trên xuống, từ dưới lên,dùng ở lưng, tay , vai, sườn và chân.
- Tác dụng: vờn ở sườn bình can, giải uất, vờn ở nơi khác thông kinh lạc, điều hòa khí huyết làm mềm cơ.
3. Thủ thuật tác động lên khớp là chính
a. Vận động:
- Cần nắm vững: phạm vi vận động sinh lí của khớp cần vận động, trạng thái vận động hiện nay của khớp bị bệnh để có hướng vận động thích hợp, phần trên của khớp cần vận động phải được cố định để khớp vận động bị động để được dễ dàng.
- Với khớp vận động bị hạn chế, mỗi lần vận động bị động làm rộng hơn vi phạm hoạt động bệnh lí lúc đó một chút, lúc này người bệnh đau nhưng chịu được; nếu làm rộng quá mức bệnh lí, người bệnh đau và chống lại; nếu làm hẹp hơn mức bệnh lí khớp không mở được.
- Tác dụng: thông lí, mở khớp, tán nhiệtj làm tăng sức hoạt động của các chi.
*Vận động khớp cổ:
- Quay cổ: Thầy thuốc đứng sau người bệnh, một tay đỡ cằm, tay kia đỡ xương chẩm từ từ vận động đầu người bệnh qua phải, qua trái với góc độ tăng dần. Nhắc người bệnh không cưỡng lại, đến khi thầy thuốc thấy cơ mềm không thấy trở lực gì ở tay, lúc đó thầy thuốc sẽ khép dùng sức hơi mạnh lắc đầu người bệnh sang phải về phía sau và làm tiếp phía bên kia. Trong khi vận động lắc như vậy có thể nghe thấy tiếng kêu ở khớp cổ.
- Nghiêng cổ: cẳng tay thầy thuốc để sát cổ bên trái người bệnh; tay kia làm động tác nghiêng cổ người bệnh vài lần rồi đột nhiên nghiêng mạnh sang bên trái, bên có tay đỡ; lúc đó có thể gây tiếng kêu ở khớp cổ. Làm tiếp bên cổ phải như đã làm bên cổ trái.
- Ngửa cổ: cẳng tay thầy thuốc để ở sau gáy người bệnh, tay kia để ở trán, làm động tác ngửa cổ, cúi cổ người bệnh vài lần rồi đột nhiên ngửa mạnh cổ ra sau. Có thể gây ra tiếng kêu ở khớp cổ.
* Tổng hợp các động tác cổ:
Thầy thuốc đứng sau lưng người bệnh, một tay để ở xương chẩm, một tay để ở xương hàm dưới dùng sức nhấc đầu người bệnh lên và vận động cổ quay nghiêng, cúi ngửa vài lần. Chú ý khi vận động cổ người bệnh phải phối hợp chặt chẽ để tự nhiên, không lên gân, không kháng lại; chỉ trong điều kiện này thủ thuật vận động mới đạt kết quả.
* Vận động khớp vai:
- Một tay giữ vai, một tay cầm cổ tay cùng bên của người bệnh quay tròn 2 đến 3 lần, vừa chuẩn bị vận động vừa xem phạm vi vận động của khớp đến đâu.
- Kéo dãn cánh tay ra ngang rồi đưa lên cao, ra trước, quan sát ngực rồi vòng xuống dưới từ 2 đến 3 lần; khi đưa lên cao chú ý phạm vi hoạt động hiện tại của vai đưa ở mức độ người bệnh vừa thấy đau là đủ không nên đưa lên quá.
- Hai bàn tay thầy thuốc gài với nhau để lên vai người bệnh, tay người bệnh để trên vai thầy thuốc; sau đó thầy thuốc vừa ấn vào người bệnh xuống, vừa từ từ đưa tay người bệnh lên cao dần rồi hạ xuống làm 3 đến 4 lần.
- Nắm ngón tay cái người bệnh vòng cẳng tay từ dưới lên trên, từ sau ra trước rồi kéo xuôi tay người bệnh ra phía sau lưng 2 đến 3 lần.
* Vận động khớp khuỷu.
- Một tay giữ phía trên khuỷu, một tay nắm cổ tay cùng bên của người bệnh rồi làm thao tác gấp duỗi, quay sấp ngửa 3 đến 5 lần.
* Vận động khớp cổ tay:
Hai tay thầy thuốc nắm lấy bàn tay người bệnh, hai ngón tay cái của thầy thuốc để ở mô út và mô cái của người bệnh, dùng ngón tay cái đẩy bàn tay của người bệnh ngửa ra sau, đồng thời các ngón tay khác kéo gốc bàn tay người bệnh lại, ấn chặt cổ tay và kéo dần cổ tay lên 1 lần.
* Vận động khớp háng:
- Để bàn chân này lên đầu gối chân kia và ngả chân ra giường 2 đến 3 lần.
- Co chân lại để bàn chân hơi chếch ra ngoài và để đùi này khép vào đùi kia 2 đến 3 lần.
- Co chân và gấp đùi lên bụng 2 đến 3 lần.
- Nằm sấp đưa dạng chân ra rồi khép chân lại.
* Vận động khớp gối:
- Nằm ngửa: bắp chân người bệnh gác lên cẳng tay thầy thuốc, tay kia để ở gối người bệnh làm động tác co duỗi vài lần, rồi khi duỗi chân ra đột nhiên ấn mạnh vào đầu gối làm đầu gối dãn ra 1 đến 2 lần.
- Nằm sấp: gấp chân người bệnh đưa gót chân ép vào mông 2 đến 3 lần.
* Vận động khớp cổ chân:
- Tay phải giữ gót chân người bệnh, tay kia nắm ngón chân và quay cổ chân 2 đến 3 lần rồi lấy tay đẩy bàn chân vào ống chân, duỗi bàn chân đến cực độ 2 đến 3 lần.
- 2 tay ôm chân người bệnh, 2 ngón cái để sát mắt cá trong và ngoài ấn xuống và đưa chân vào trong, ra ngoài 2 đến 3 lần.
- Tay phải giữ gót chân người bệnh, tay trái nắm bàn chân cùng kéo dãn cổ chân.
* Vận động khớp cùng – chậu:
- Người bệnh nằm nghiêng, chi bị bệnh ở trên, thầy thuốc đứng sau người bệnh, một tay để ở vùng cùng chậu, một tay kéo dãn chi dưới rồi gấp nhanh chi dưới vào bụng, chân co lại đều ép vào bụng, tay kia giữ chặt khung cùng chậu 1 đến 2 lần.
- Người bệnh nằm ngửa: co gập 2 chi dưới vào bụng, 2 chân co lại ép vào bụng.
- 1 tay giữ chân, 1tay đẩy đầu gối người bệnh sang bên phải rồi sang bên trái 2 đến 3 lần.
* Vận động khớp thắt lưng – cùng:
Người bệnh nằm ngửa co gập hai chi dưới vào bụng, một tay giữ gối, một tay để vào vùng cùng cụt và làm cho người cong lại hơn nữa rồi thả ra 2 đến 3 lần.
* Vặn cột sống:
- Người bệnh nằm nghiêng chân trên hơi co, đầu gối để xuống giường, chân dưới thẳng tự nhiên, tay trên để ra sau lưng, tay dưới để tự nhiên, thầy thuốc cùng một lúc một tay đẩy mông người bệnh từ sau ra trước, một tay đẩy vai từ trước ra sau. Có thể nghe tiếng kêu ở lưng. Đổi bên làm lại như trên.
b. ưỡn cột sống lưng: Người bệnh nằm sấp, thầy thuốc một tay ấn vào vùng thắt lưng, một tay nhấc cao chân người bệnh 2 đến 3 lần.
c. Vê: dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái vê theo 2 đường ngược chiều nhau, thường dùng ngón tay, ngón chân và các khớp nhỏ.
d. Rung:
- Người bệnh ngồi thẳng, nghiêng về phía đối diện với tay đau như để kéo co với thầy thuốc. Thầy thuốc đứng bên cạnh phía tay đau, hai tay cùng nắm cổ tay từ từ kéo giãn các khớp tay, người bệnh ngả về phía đối diện, thầy thuốc hít 1 hơi dài lấy sức rồi dùng sức rung cánh tay mình và tay người bệnh chuyển động rung như làn sóng. Dùng ở chi trên là chính.
- Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt. Nếu vùng rộng hơn: dùng gối, bàn tay, mô cái, mô út để ấn.
- Tác dụng: Thông kinh lạc, thông chỗ tắc, giảm đau ở huyệt và các tạng phủ có quan hệ với huyệt hoặc khớp.
b. Day duyệt
- Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay giữa ấn huyệt người bệnh, sau đó di động ngón tay cái theo đường tròn. Tay thầy thuốc và da người bệnh dính với nhau, da người bệnh di động theo tay thầy thuốc.
- Tác dụng: dùng ở nơi đau, giác sưng hết đau, khu phong, thanh nhiệt, mềm cơ.
c. Điểm huyệt:
- Dùng ngón tay giữa để thẳng, ngón tay trỏ hơi cong để lên lưng ngón tay giữa, ngón tay cái để phía dưới bên trong của ngón giữa để đỡ cho ngón giữa tác động thẳng góc và từ từ vào huyệt, phối hợp với nhịp thở. Khi thở ra thì tác động thêm lực, khi hít vào thì giữ nguyên. Có thể dùng ngón cái, đốt thứ hai của ngón trỏ, ngón giữa. Nếu huyệt ở sâu như Hoàn khiêu và ở người cơ mông dầy, thì dùng khuỷu tay điểm thẳng góc vào huyệt. Đó là thủ thuật tả mạnh nhất của xoa bóp. Căn cứ vào chứng bệnh hư thực và thể trạng người bệnh để dùng sức cho thích hợp. Thường dùng ở lưng, thắt lưng, mông và chân tay.
* Điểm huyệt bằng ngón tay giữa, chia làm 3 thì:
- Dùng ngón giữa tác động từ nhẹ đến nặng dần, điểm sâu xuống rồi giữ nguyên.
- Trên huyệt đó rung nhẹ ngón tay. Mục đích tăng cường kích thích.
- Từ từ nhấc ngón tay lên nhưng không rời khỏi mặt da sau đó làm lại động tác trên 3-5 lần.
- Tác dụng: Khai thông bế tắc, tán hàn giảm đau.
Chú ý: Khi điểm huyệt bằng:
- Ngón tay giữa phải thẳng và thẳng góc với mặt da.
- Khuỷu tay điểm huyệt cho những người bệnh có cơ mông dày, chắc. Không dùng cách này cho người bệnh có cơ mông mỏng và nhẽo, dễ ảnh hưởng xấu đến khớp háng.
* Bấm huyệt:
- Dùng đầu ngón tay cái bấm vào huyệt, động tác đột ngột nhanh mạnh, hay dùng ở huyệt Nhân trung, Thập tuyên.
- Tác dụng: khai khiếu tinh thần.
Mỗi lần xoa bóp chỉ dùng một số thủ thuật, hay dùng nhất là: xoa, day, lăn, đấm bóp, điểm huyệt và vận động.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi
Sắc thái người bệnh. Hỏi người bệnh để xác định cường độ thích hợp.
2. Xử lí
a. Đau nhiều, mệt mỏi, chỉnh lí lạ cường độ thích hợp.
b. Hơi đau, sau thấy sảng khoái dễ chịu: giữ nguyên cường độ.
c. Không cảm thấy thay đổi gì trong mỗi lần: tăng cường độ các thủ thuật.
đ. Xuất huyết thường do bấm quá mạnh, xoa nhẹ chỗ xuất huyết.
e. Đau các khớp sau vận động: vận động nhẹ nhàng, tránh quá giới hạn hoạt động của khớp.
g. Tai biến toàn thân người mệt mỏi: giảm cường độ tác động của các thủ thuật.