Từ xưa đến nay tam thất vẫn luôn được xem là một vị thuốc quý có tác dụng làm mất sự ứ huyết, tác dụng cầm máu, giảm viêm, giảm đau. Dùng trong các trường hợp: ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, tử cung xuất huyết, chấn thương. Ngoài ra tam thất cũng được coi là một vị thuốc bổ như nhân sâm rất hay được dùng cho phụ nữ sau sinh nở và sau phẫu thuật.
ĐẶC BIỆT kết hợp với TINH BỘT NGHỆ rất tốt cho người đang và sau xạ trị hóa chất.
Chúng tôi xin hướng dẫn người dân cách phân biệt tam thất bắc và tam thất nam ( KHÔNG tốt bằng Tam Thất Bắc )
1. Khác nhau về hình dáng củ
Cây và củ tam thất bắc
Củ Tam thất bắc có tên khoa học là Panax notoginseng, họ Nhân sâm – Araliaceae. Củ tam thất bắc thường có hình con quay hay hình củ cà rốt dài từ 2 – 6 cm, đường kính 1 – 4cm, màu nâu xám hoặc vàng xám, có nhiều nếp nhăn dọc gián đoạn và các vết sẹo là phần còn lại của rễ nhánh. Phần trên quanh vết sẹo có nhiều u nhỏ lồi ra. Củ cứng chắc, vị thoạt đầu hơi đắng sau đó hơi ngọt. Mặt cắt ngang củ có màu có lớp vỏ màu xám nhạt, có những chấm nhỏ màu nâu (ống tiết), phần gồ ở trong màu xám nhạt, mạch gỗ xếp hình tia tỏa tròn.
Cây và củ tam thất bắc
Còn củ tam thất nam nhỏ bằng quả trứng chim, nhẵn, cứng. Vỏ ngoài màu trắng vàng. Mặt cắt ngang củ có màu trắng ngà.
2. Khác nhau về màu sắc bột
Bột Tam Thất Bắc có màu vàng xám, vị đắng, hơi ngọt.
Bột tam thất bắc
Khi soi bột trên kính hiển vi thấy có nhiều hạt tinh bột hình cầu gai hay hình đa giác, đường kính 3-20 µm, đôi khi có hạt kép 2-3 hoặc hơn. Mạch gỗ phần lớn là mạch mạng đường kính 16-40 µm. Mảnh mồ mềm có ông tiết trong có chất màu vàng. Tế bào bần hình chữ nhật, thành mỏng màu nâu. Tinh thể Calci oxalat hình cầu gai.
Bột tam thất nam có màu trắng ngà, vị đắng nhẹ.
Bột tam thất nam
Vì thế mà người dân nên phân biệt kĩ lưỡng 2 loại dược liêu để mua được sản phẩm dược liệu chuẩn có tác dụng thực sự cho cơ thể, tránh mua các loại dược liệu giả gây hay cho sức khỏe bản thân
BS Phạm Văn Vượng - khoa PHCN