Những điều cần biết về bệnh tai biến mạch máu não.
Tai biến mạch máu não (đột quỵ não) có 2 loại chính: chảy máu não (do vỡ mạch), nhồi máu não (do tắc nghẽn mạch).
Tai biến mạch máu não (TBMMN ) là căn bệnh nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao và có thể để lại những di chứng nặng nề không những với bản thân người bệnh. Việc hiểu biết về căn bệnh tai biến mạch máu não là cần thiết với người bệnh và người nhà người bệnh .
Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ não là tình trạng một phần não bị hư hại đột ngột do mất nguồn máu nuôi dưỡng khi mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ. Tùy từng vị trí bị tổn thương mà bệnh nhân có những biểu hiện khác nhau . Các triệu chứng thường gặp của tai biến mạch máu não :
- Miệng méo, yếu , liệt tay chân một bên.
- Tê hoặc mất cảm giác ở một nửa người.
- Nói ngọng, nói khó hoặc không nói được.
- Giảm thị lực, mắt nhắm không kín.
- Có thể đau đầu, buồn nôn hoặc co giật.
Nếu có một hoặc nhiều triệu chứng trên nên nghĩ ngay đến tai biến mạch máu não. Một số trường hợp người bệnh bị những triệu chứng này thoáng qua, sau đó hồi phục trong 24h , không để lại di chứng gì, đây gọi là tai biến mạch máu não thoáng qua. Những bệnh nhân này cần đến cơ sở y tế để xác định sớm nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ, để điều trị dự phòng sớm tránh tai biến.
Khi gặp người tai biến mạch máu não, cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử trí, cấp cứu, giảm tỉ lệ tử vong .
Các xử trí ban đầu:
- Đỡ người bệnh tránh bị ngã chấn thương vùng đầu.
- Để người bệnh nằm chỗ thoáng, nghiêng người sang một bên nếu có nôn ói, đờm dãi thì móc hết chết nôn, đờm dãi, khai thông đường thở.
- Gọi xe đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
Phòng ngừa như thế nào?
Mặc dù TBMMN là bệnh nguy hiểm song hoàn toàn có thể giảm được nguy cơ bệnh nếu biết cách phòng ngừa, đó là:
Liệu pháp thay đổi lối sống (qua chế độ ăn kiêng và hoạt động thể lực) là biện pháp quan trọng làm giảm nguy cơ bị vữa xơ động mạch nói chung và TBMMN nói riêng. Liệu pháp thay đổi lối sống bao gồm: Cai thuốc lá; Có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất, hạn chế ăn quá nhiều chất béo và các thực phẩm giàu calo, liệu pháp dinh dưỡng còn nhằm làm giảm lượng lipid máu, giảm huyết áp và giảm đường máu nếu bệnh nhân bị đái tháo đường; Tăng hoạt động thể lực sẽ làm cải thiện tình trạng tim mạch và làm cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp.
Chế dinh dưỡng hợp lý trong THA sẽ giúp giảm gánh nặng cho tim, giảm giữ muối, cân bằng kali có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp và giảm sử dụng thuốc.