Chế dinh dưỡng hợp lý trong THA sẽ giúp giảm gánh nặng cho tim, giảm giữ muối, cân bằng kali có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp và giảm sử dụng thuốc.
Chế dinh dưỡng hợp lý trong THA sẽ giúp giảm gánh nặng cho tim, giảm giữ muối, cân bằng kali có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp và giảm sử dụng thuốc. Đồng nghĩa với việc hạn chế tối đa được các biến chứng của THA như: suy tim, đột quỵ
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh THA cần bảo đảm các nguyên tắc
- Đủ năng lượng, tỷ lệ các chất sinh nhiệt, vitamin và muối khoáng cân đối hợp lý theo lứa tuổi.
- Tăng cường: rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, cá, thịt gia cầm, sữa ít béo và các sản phẩm từ sữa ít béo.
- Hạn chế: Chất béo, muối,đồ ngọt, rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích
- Đủ nước: 1,5 lít – 2 lít nước trong 1 ngày
Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng
- Năng lượng 30 – 35kcal/kg cân nặng/ngày
- Người bệnh THA có nhu cầu năng lượng gần giống như người bình thường. Tuy nhiên nhu cầu này tăng hay giảm còn phụ thuộc lứa tuổi thể trạng, mức độ hoạt động và các bệnh lý đi kèm khác như: đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, gout….
- Lipid (Chất béo):
Nên giảm lượng chất béo trong khoảng 15 – 20% (người bình thường 20 – 25%) tổng năng lượng của khẩu phần trong ngày. Trong đó: 1/3 là acid béo bão hòa, 2/3 là acid béo không bão hòa. Acid béo bão hòa có nhiều trong: mỡ động vật, phủ tạng động vật, các món chiên, rán, nướng….. là thủ phạm gây tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Acid béo không bão hòa thường có nhiều trong: dầu thực vật: dầu oliu, dầu mè, dầu lạc…một số loại hạt: đậu nành, macca, óc chó…các loại cá: cá hồi, các trích, cá mòi… đã được chứng minh làm giảm nguy cơ tim mạch khi sử dụng hợp lý.
- Protid (chất đạm):
Lượng đạm tương đương với người bình thường, khoảng 15 – 20% tổng năng lượng khẩu phần ăn trong ngày. Chọn các loại thịt nạc (thịt trắng), cá nạc, đậu đỗ…hạn chế thịt có nhiều mỡ, thịt đỏ. Bên cạnh đó nên sử dụng thêm sữa ít béo hoặc sữa tách béo và các sản phẩm từ sữa tách béo như: sữa chua, phô mai….để cung cấp thêm vitamin D và canxi cho cơ thể.
- Glucid (chất bột đường):
Lượng chất bột đường từ 60 – 70% tổng năng lượng khẩu phần trong ngày. Nhưng người bệnh THA nên chọn các glucid phức hợp từ gạo, khoai củ, yến mạch…tránh dùng nhiều các thực phẩm chứa nhiều đường đơn và hàm lượng đường cao: bánh kẹo ngọt, nước ngọt, mứt…vìcó nguy cơ gây rối loạn mỡ máu, rối loạn đường huyết….
- Muối: Muối trong chế độ ăn có thể tạo ra từ hai nguồn chính: phần cho thêm vào thức ăn (phụ thuộc vào từng người) và nguồn có sẵn trong thực phẩm. Vì thế, cần hạn chế lượng muốicho vào trong quá trình chế biến ≤ 4g/ngày(có thể thay thế bằng: mắm, mì chính, hạt nêm, xì dầu…)và hạn chế sử dụng những thực phẩm nhiều muối: dưa muối, cà muối, chân giò muối, xúc xích, mỳ đồ, đồ hộp…
- Vitamin và muối khoáng: đảm bảo cung cấp đủ vitamin và muối khoáng, đặc biệt là kali.Cần tăng cường rau xanh: 400 – 600g/ngày: rau họ cải, rau muống, rau lang, bầu, bí, su su… và hoa quả duy trì 300g – 400g/ngày: bưởi, cam, chuối, ổi, táo, lê… nên nguyên múi, nguyên miếng, hạn chế ép nước.
- Chế biến: tăng cường món luộc, hấp, hạn chế các món xào, rán, nướng.
CHẾ ĐỘ LUYỆN TẬP
- Rèn luyện thể lực qua các hoạt động thể dục thể thao là một phần không thể thiếu trong quá trình thay đổi lối sống, điều trị bệnh THA. Tùy vào từng giai đoạn mà người bệnh THA có chế độ luyện tập phù hợp nhằm kiểm soát mức huyết áp của bản thân
- Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC): người bệnh THA nên tập các bài tập, môn thể thao có mức độ trung bình: đạp xe, bơi lội (không tập lặn), đi bộ…với thời gian ≥ 30 phút/lần tập/ngày và nên tập 5 – 7 ngày/tuần.
- Cần kiểm tra huyết áp và nhịp tim trước và sau khi tập, để có thể điều chỉnh cường độ tập cho phù hợp.