Cấy chỉ là phương pháp kết hợp tuyệt vời những y lý của Y học cổ truyền với tiến bộ của Y học hiện đại mang đến những công dụng thần kỳ cho sức khỏe.
Hen phế quản (hen suyễn) là 1 bệnh mạn tính về đường hô hấp. Khó thở là đặc trưng điển hình chủ yếu nhất của người bị hen, đồng thời thường đi kèm các triệu chứng như ho, nặng ngực, đờm nhiều nhưng đôi khi không khạc ra được. Các triệu chứng này xuất hiện khi đường thở phản ứng quá mẫn với các dị nguyên gây ra co thắt phế quản, tăng tiết nhầy, phù nề niêm mạc đường thở.
Ngoài 4 triệu chứng điển hình thì rất nhiều trường hợp người bị hen suyễn không có dấu hiệu điển hình. Do đó, cần nghĩ ngay đến bệnh hen khi người bệnh có một trong các biểu hiện sau:
- Nhiều hơn 1 triệu chứng, các triệu chứng thường diễn ra vào ban đêm hay sáng sớm; thay đổi về thời gian và cường độ.
- Các triệu chứng xuất hiện khi gắng sức, cười, khó hay tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí lạnh, thú nuôi....
- Các triệu chứng tăng nặng khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp
- Đáp ứng với các thuốc điều trị hen phế quản.
Khi vận động thể lực nặng hoặc gắng sức, cơn hen phế quản cũng xuất hiện. Triệu chứng của người bị hen suyễn thường hay bị co thắt phế quản, khó thở, tức ngực… (ảnh minh họa)
Theo y học hiện đại, những trẻ bị hen trước 12 tuổi đa phần là bởi di truyền (cơ địa dị ứng, viêm mũi xoang, viêm đa khớp dạng thấp…), còn sau 12 tuổi mắc bệnh là do các ảnh hưởng của nhân tố môi trường.
Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới bệnh lý hen phế quản có thể kể tới như dị nguyên, nhiễm khuẩn hô hấp, khói thuốc lá, ô nhiễm không khí. Với tình trạng viêm mạn tính của đường thở, khi gặp những tác động của môi trường sẽ khiến tăng đáp ứng đường thở gây ra giới hạn luồng khí thở ra; các cơ trơn bị co thắt, tăng tiết nhầy, niêm mạc bị phù nề. Các triệu chứng của cơn hen xuất hiện.
Dù hiểu rõ các nguyên nhân gây tăng nặng bệnh lý hen và cơ chế xuất hiện các cơn hen phế quản nhưng cho tới hiện tại y học hiện đại chưa có phương pháp để đẩy lùi dứt điểm hen suyễn. Hen không có cách gì chữa khỏi mà chỉ có thể khắc phục bằng cách phòng tránh bệnh biến chứng nặng hơn. Phương pháp điều trị là cố gắng tránh xa những nguồn gây dị ứng, dùng thuốc kiểm soát (dự phòng) và thuốc cắt cơn phối hợp với các liệu pháp kèm theo đối với người mắc hen ở mức độ nặng. Thuốc được chỉ định điều trị hen trong dài hạn thường gồm 3 loại chính:
- Thuốc kiểm soát (dự phòng hen): Được dùng để duy trì đều đặn. Thuốc có tác dụng giảm viêm đường thở, kiểm soát triệu chứng và giảm nguy cơ tương lai của các đợt kịch phát và suy giảm chức năng phổi.
- Thuốc cắt cơn: Được chỉ định để làm giảm các triệu chứng của một cơn hen bùng phát hay tình trạng tăng nặng của cơn hen cấp. Giảm và tối ưu hơn cả là loại bỏ nhu cầu điều trị cắt cơn là mục đích quan trọng trong kiểm soát hen và chính là thành công của điều trị hen.
- Phối hợp thuốc điều trị cộng thêm đối với trường hợp hen nặng: thường là phối hợp LABA (Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài) với ICS (Corticosteroid dạng hít). Tác dụng của loại thuốc phối hợp này tương đương với việc tăng gấp đôi liều corticoid đơn thuần. Ngoài ra có thể sử dụng thêm các thuốc kháng IGE (omalizumab) là các thuốc có tác dụng ức chế việc giải phóng ra các chất hóa học trung gian gây viêm như leukotrien, interlekin, histamin do đó không gây ra các biểu hiện dị ứng hay hen trên lâm sàng. Singulair là một trong những thuốc kháng IGE thường được dùng tại nước ta. Tuy nhiên theo công bố thông tin về an toàn dược phẩm của Hoa Kỳ, Singulair có thể làm bệnh nhân thay đổi hành vi cử chỉ trong quá trình sử dụng thuốc thậm chí còn nảy sinh ý định tự sát.
Có một số vấn đề sức khỏe cũng đồng thời xuất hiện khi mắc hen ví dụ trào ngược thực quản, viêm xoang, tạm thời ngừng thở khi ngủ… Một số vấn đề về thần kinh cũng thường đi kèm với bệnh hen ví dụ như lo lắng bồn chồn, xác suất xảy ra triệu chứng này là 16 – 52%; những vấn đề về tâm lý tỉ lệ xuất hiện từ 14 – 41%. Cũng bởi vậy, nếu tình trạng hen ở mức độ nghiêm trọng không kiểm soát được tốt nhất nên được chỉ định điều trị và theo dõi thường xuyên bởi các bác sĩ.
Theo Y học cổ truyền, Hen phế quản thuộc chứng Háo Suyễn – Háo Rỗng, tức là khí không được liễm nạp về thận, tỳ dương hư yếu thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm. Trong cổ họng phát ra tiếng gọi là háo (hen) thở hít gấp gáp, khí đưa lên nhiều mà đưa xuống ít gọi là suyễn.
Nguyên nhân sinh bệnh hen là do công năng của ba Tạng: Tỳ – Phế – Thận không được điều hòa và suy yếu gây nên, trong đó:
- Chức năng tạng Phế kém dẫn đến việc điều khí rối loạn gây nên hiện tượng khó thở
- Đờm do tạng Tỳ không vận hóa được mà sinh ra, đờm thấp, đờm bị ứ ở phế quản sẽ làm tắc nghẽn gây khó thở đối với người bệnh
- Tạng Thận không nạp khí nên khí nghịch gây khó thở, cò cử.
Phương pháp cấy chỉ điều trị hen suyễn như thế nào?
Phương pháp cấy chỉ là một bước tiến vượt bậc của y học châm cứu, với sự kết hợp khéo léo giữa y học cổ truyền và y học hiện đại có thể giúp chúng ta chữa bệnh hen suyễn tận gốc.
Cấy chỉ đặc biệt ở chỗ đưa một loại chỉ tự tiêu vào huyệt vị của hệ kinh lạc đề duy trì sự kích thích lâu dài qua đó tạo ra tác dụng như châm cứu. Cấy chỉ không chỉ được ứng dụng trong việc điều trị hen phế quản mà còn điều trị các bệnh khác như loét dạ dày tá tràng, đau cơ xương khớp, các bệnh lý phụ khoa nam khoa,…
Phương pháp cấy chỉ đã có lịch sử hơn 30 năm trong điều trị bệnh hen suyễn, và thực tế cũng đã chứng minh đây là một giải pháp hiệu quả.
Những bệnh nhân đã áp dụng phương pháp cấy chỉ để điều trị bệnh hen phế quản cho biết các cơn co thắt phế quản đã được kiểm soát và hạn chế gần như hoàn toàn. Trong suốt quá trình cấy chỉ, bệnh nhân không cần phải sử dụng bất cứ loại thuốc nào khác. Sau khoảng 2 hoặc 3 lần thực hiện cấy chỉ, đa số bệnh nhân đều đã thấy thuyên giảm.
Thêm một ưu điểm nữa của phương pháp cấy chỉ chữa trị hen suyễn là không có tác dụng phụ, nó còn có thể hạn chế tối đa tai biến và rất dễ áp dụng. Cấy chỉ có thể sử dụng cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Việc sử dụng chỉ tự tiêu giúp bệnh nhân hạn chế đi lại điều trị, đỡ mất thời gian và tiết kiệm rất nhiều chi phí điều trị.
Tại sao hen suyễn, viêm phế quản mạn, nên áp dụng cấy chỉ?
Thực tế, cả châm cứu và cấy chỉ đều mang lại hiệu quả trong quá trình điều trị 3 căn bệnh trên. Tuy nhiên, cấy chỉ chính là dạng thể nâng cao hơn so với châm cứu. Trong điều trị hen suyễn, viêm phế quản mạn, phổi tắc nghẽn mạn COPD, nếu áp dụng châm cứu thì phải làm đều đặn hằng ngày, kéo dài trong nhiều ngày liên tục. Nhưng nếu áp dụng cấy chỉ thì mỗi lần cấy sẽ cho tác dụng duy trì đến 15 – 20 ngày, khi đó bệnh nhân mới phải thực hiện buổi cấy chỉ tiếp theo.
Như vậy, người bệnh vừa tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí mà hiệu quả của cấy chỉ còn cao hơn châm cứu rất nhiều.
Hiện nay, dưới sự liên kết với bệnh viện châm cứu trung ương trong công tác chỉ đạo tuyến, bệnh viện y dược cổ truyền Hưng Yên đã triển khai phương pháp cấy chỉ để điều trị cho bệnh nhân hen suyễn mạn tính. Đây là địa chỉ tin cậy cho bệnh nhân giúp giảm thiểu những đợt kịch phát và hạn chế việc can thiệp của các phương pháp y học hiện đại. Giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Kết quả thống kê các trường hợp thực hiện cấy chỉ tại Bệnh viện y dược cổ truyền Hưng Yên cho thấy: các bệnh nhân cho biết sau liệu trình cấy chỉ, tần suất và mức độ cơn hen đã thưa, giảm dần; độ đờm, chất nhầy cũng hạn chế; cơ thể bớt mệt mỏi, sức khỏe được nâng cao.
Vấn đề lưu ý khi bị mắc bệnh hen phế quản
Tuyệt đối không hút thuốc lá hoặc yêu cầu người hút không xuất hiện
Đưa chó, mèo ra khỏi nhà, diệt gián,bọ, côn trùng.
Tránh thức ăn đã được biết là làm cho hen xuất hiện như: tôm, cua, mực, đậu phộng, trứng, cá
Dọn nhà cửa: thường xuyên lau nhà sạch sẽ, chú ý nơi ẩm thấp, thường xuyên giặt ga gối, chăn…
Mùa thời tiết nóng bức không khí trong nhà ngột ngạt hoặc khi nấu ăn nên mở của cho không khí thoáng mát.
Mùa lạnh để cho trẻ sinh hoạt nơi ấm áp hoặc mặc áo quần ấm cho trẻ.
Tránh tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bặm và các loại hóa chất như sơn, xăng dầu, hay các loại phấn hoa, …Ngoài ra bạn cũng nên tránh vận động thể lực quá sức.
Chế dinh dưỡng hợp lý trong THA sẽ giúp giảm gánh nặng cho tim, giảm giữ muối, cân bằng kali có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp và giảm sử dụng thuốc.