BỆNH TRĨ-DẤU HIỆU NHẬN BIẾT ĐỂ KHÁM CHỮA BỆNH KỊP THỜI
Bệnh trĩ và nỗi ám ảnh của mọi người
Bệnh trĩ đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người vì nó luôn đi kèm với nhiều vấn đề như táo bón, đi cầu ra máu, và cảm giác ngứa ngáy, đau rát vô cùng ở vùng hậu môn. Tuy nhiên đây lại là bệnh lý xuất hiện ở vùng kín khiến cho đa số bệnh nhân e ngại, cố chịu đựng thay vì tìm cách chữa trị. Chính tâm lý đó đã tạo điều kiện cho bệnh ngày càng phát triển và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Bệnh trĩ là gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ là bệnh lý thuộc vùng hậu môn – trực tràng, xảy ra khi vùng ổ bụng liên tục phải chịu nhiều áp lực đè nén khiến cho máu đến tĩnh mạch hậu môn bị ứ đọng lại, không lưu thông hết. Tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ khiến tĩnh mạch giãn ra, sưng phồng tạo thành búi trĩ.
Bệnh trĩ có 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại, thế nhưng đa số bệnh nhân khi mắc trĩ thường rất mơ hồ, không biết mình bị loại nào. Nhìn chung không khó để phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại vì vị trí hình thành búi trĩ của mỗi loại là khác nhau:
Trĩ nội: Các búi trĩ nằm trong ống hậu môn. Lâu dần sẽ sa ra ngoài hậu môn và không thể tự thụt vào trong được. Búi trĩ nội không có các thụ thể đau.
Trĩ ngoại: Các búi trĩ phát triển bên ngoài, ngay cạnh rìa hậu môn, có thể nhận biết ngay khi hình thành. Búi trĩ ngoại có các thụ thể gây đau.
Trĩ nội nằm bên trên đường lược còn trĩ ngoại nằm dưới đường lược
Bản thân Bệnh trĩ ban đầu không nguy hiểm mà chỉ gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, vướng víu và đau rát vùng hậu môn, đặc biệt là sau khi đi đại tiện. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài, các búi trĩ sẽ ngày càng phát triển.
Khi búi trĩ quá to, người bệnh rất dễ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng, điển hình là 1 số biến chứng sau đây:
Tắc mạch
Búi trĩ tắc mạch là tình trạng bên trong mạch máu búi trĩ hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Tắc mạch trĩ ngoại thì vùng rìa hậu môn sẽ thấy khối phồng nhỏ màu xanh, đi kèm cảm giác đau rát khi sờ, căng. Tắc mạch trong trĩ nội thì có cảm giác đau và cộm trong sâu và triệu chứng không sờ thấy như trĩ ngoại.
Sa nghẹt búi trĩ
Sa nghẹt búi trĩ xảy ra khi búi trĩ đã phát triển to làm chặn cửa hậu môn khiến người bệnh không thể đại tiện và gây đau đớn rất nhiều. Tình trạng này có thể kéo theo cả viêm nhiễm do búi trĩ khi quá căng sẽ dễ bị nứt và chảy máu nhiều.
Viêm nhiễm, hoại tử
Khi bị bệnh trĩ, người bệnh thường gặp phải tình trạng táo bón. Phân táo khô và cứng nên khi đại tiện hay cứa vào búi trĩ và thành hậu môn gây ra nứt kẽ hậu môn, nứt búi trĩ. Đây là nguyên nhân gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu ở bệnh trĩ. Nếu không cẩn thận, những tổn thương có thể bị nhiễm trùng, thậm chí hoại tử nếu người bệnh không điều trị kịp thời.
Thiếu máu, nhiễm trùng máu
Mất máu lâu ngày vì đại tiện ra máu cũng khiến người bệnh trĩ lâu ngày sẽ bị thiếu máu trầm trọng, đặc biệt là ở những người bệnh đã bị đến cấp độ nặng. Lúc này cơ thể sẽ bị suy nhược, mệt mỏi và chóng mặt.
Ngoài ra, vi khuẩn xâm nhập không chỉ làm viêm nhiễm vùng hậu môn mà còn có nguy cơ xâm lấn gây nhiễm trùng máu. Đây là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh trĩ.
Có thể thấy, những biến chứng của bệnh trĩ vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Vì vậy chúng ta không thể coi thường căn bệnh này. Khi phát hiện bất kỳ triệu chứng nào, người bệnh cần đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.
Bên cạnh những biến chứng vô cùng nguy hiểm trên, bệnh trĩ còn gây ra một số vấn đề khác như rối loạn chức năng vùng hậu môn, đau tức lưng dưới, rối loạn thần kinh phản xạ tiết niệu,… Đặc biệt, búi trĩ còn tiết ra dịch nhầy dễ gây viêm nhiễm ngoài da hoặc viêm nhiễm phụ khoa. Vì vậy người bệnh cần cẩn trọng hơn trong việc giữ vệ sinh khu vực này.
Nguyên nhân bệnh trĩ là từ đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ mà chúng ta không thể ngờ đến. Bạn cần nhận biết đúng vấn đề gây bệnh của mình là gì để từ đó có cách khắc phục hợp lý. Những yếu tố có thể dẫn đến bệnh trĩ bao gồm:
1.Do thói quen:
-Đi cầu ngồi lâu
-Ăn uống không hợp lý
-Dùng chất kích thích
-Ít vận động
2.Do tính chất công việc:
-Phải ngồi cả ngày
-Đứng một chỗ quá lâu
-Lao động nặng
3.Do nguyên nhân khác :
-Mang bầu,sinh con
-Ảnh hưởng từ bệnh khác
-Tuổi già
-Béo phì
Tuy nhiên, dù là vì nguyên nhân gì khiến bạn bị trĩ, thì đều dẫn đến tình trạng tăng áp lực lên vùng ổ bụng, khiến việc tuần hoàn máu khi đến các tĩnh mạch hậu môn bị ứ trệ. Khi tích tụ lâu ngày, lượng máu ứ trệ này gây phình đại tĩnh mạch tạo thành búi trĩ.
Vậy nên để điều trị bệnh trĩ một cách hiệu quả thì bên cạnh việc giải quyết nguyên nhân gây bệnh của bản thân, người bệnh còn cần chú trọng việc điều huyết, thông kinh, làm tan máu ứ. Có như vậy thì mới ngăn ngừa được bệnh tái phát trở lại.
Nhận biết ngay dấu hiệu bệnh trĩ để kịp thời điều trị
Nếu gặp phải những vấn đề dưới đây, gần như có thể chắc chắn bạn đã bị bệnh trĩ:
Táo bón lâu ngày
Đại tiện ra máu
Cảm giác vướng, cộm vùng hậu môn
Ngứa ngáy và đau rát hậu môn
Nếp gấp hậu môn sưng phồng
Có gì đó lồi ra ngoài hậu môn
Một khi nhận thấy cơ thể mình có những dấu hiệu kể trên, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám ngay. Không nên vì ngại ngùng mà cố chịu đựng vì trĩ không phải là căn bệnh của riêng ai. Với nhịp sống hiện đại, ngày càng nhiều người mắc bệnh trĩ vì những nguyên nhân mà chúng ta chẳng mấy khi ngờ .
Điểm qua các phương pháp chữa bệnh trĩ hiện nay
Trĩ là căn bệnh phổ biến, tuy nhiên để điều trị bệnh một cách dứt điểm lại không hề dễ. Vậy nên có rất nhiều phương pháp để chữa bệnh trĩ, nhưng được phân làm 2 loại chính là phương pháp Tây y và phương pháp Đông y.
Dù là điều trị bằng Tây y hay Đông y thì mỗi cách đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp Đông y vẫn được ưa chuộng hơn cả vì cách điều trị an toàn hơn
Chế dinh dưỡng hợp lý trong THA sẽ giúp giảm gánh nặng cho tim, giảm giữ muối, cân bằng kali có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp và giảm sử dụng thuốc.