Trong dân gian có rất nhiều cây thuốc nam quý, nhiều tác dụng trong đó phải kể đến cây sài đất. Sài đất là loại cây mọc hoang khá quen thuộc với người dân ở vùng nông thôn (Sài đất còn có tên gọi khác là húng trám, cúc dại) Là cây thân thảo mọc bò dưới đất, toàn thân cây sài đất màu xanh bên ngoài bao phủ bằng một lớp lông trắng. Lá sài đất hình bầu dục, có lông ở cả mặt trên và mặt dưới, mọc đối xứng. Hoa chứa nhiều cánh màu vàng tươi.
Chúng ta có thể tìm thấy sài đất ở ven đường, bờ ruộng hay ven các đồi đất ẩm.Vì có hoa màu vàng đẹp nên sài đất còn được trồng làm cảnh ở các công viên. Sài đất có thể được thu hoạch quanh năm nhưng chủ yếu là vào tháng 4 và tháng 5.
Theo y học cổ truyền sài đất có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, tiêu nhọt, trị rôm sẩy, nổi mẩn. Dưới đây là 1 số bài thuốc nam theo kinh nghiệm dùng lá sài đất tươi:
Bài 1: Trị rôm sẩy, nổi mẩn ngứa cho trẻ nhỏ
Cây sài đất tươi, nấu nước tắm ngày 1-2 lần
Khi tắm lấy phần bã xoa nhẹ lên da, cuối cùng tắm lại bằng một lượt nước sạch.
Bài 2: Giảm sốt
Dùng 20-50g sài đất tươi,rửa sạch,giã nát, chắt nước uống. Phần bã còn lại đắp vào lòng bàn chân giúp hạ nhiệt.
Tóm lại sử dụng thuốc nam một cách hiệu quả và linh hoạt giúp chúng ta gìn giữ được tinh hoa từ lâu đời của ông cha ta để lại như lời cố nhân đã dạy Nam dược trị nam nhân. Kính chúc mọi người sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt.
Chế dinh dưỡng hợp lý trong THA sẽ giúp giảm gánh nặng cho tim, giảm giữ muối, cân bằng kali có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp và giảm sử dụng thuốc.