Bại não là một thuật ngữ chung mô tả “một nhóm các rối loạn vĩnh viễn về phát triển vận động và tư thế, gây ra các giới hạn về hoạt động do những rối loạn không tiến triển xảy ra trong não bào thai hoặc não ở trẻ nhỏ đang phát triển. Các rối loạn vận động của bại não thường kèm theo những rối loạn về cảm giác, nhận cảm, nhận thức, giao tiếp và hành vi, động kinh và các vấn đề cơ xương thứ phát.”
Tỷ lệ mới mắc bại não ở các nước phát triển là 1,4-2,1 trên 1.000 trẻ sinh ra sống.Tỷ lệ mới mắc bại não ở Việt Nam vẫn chưa được xác định rõ tuy nhiên có thể cao hơn mức này. Việt Nam chưa có sổ quản lý bại não quốc gia.
Các yếu tố nguy cơ gây bại não.
Liên quan đến sức khoẻ của người mẹ, thời kỳ mang thai, lúc sinh và sau sinh. Các yếu tố nguy cơ bị bại não có thể ở người mẹ hoặc ở trẻ.
Các yếu tố nguy cơ thuộc mẹ bao gồm:
Bệnh tuyến giáp
Nhiễm trùng trong thai kỳ
Tiền sản giật
Chảy máu trong ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối
Đa thai (sinh đôi hoặc nhiều hơn)
Các yếu tố nguy cơ thuộc trẻ bao gồm:
Sinh non
Hạn chế tăng trưởng trong tử cung
Cân nặng lúc sinh thấp
Biến cố gây thiếu oxy cấp trong tử cung
Bệnh lý não từ vừa đến nặng
Co giật ở trẻ sơ sinh
Nhiễm trùng sơ sinh
Hạ đường huyết
Vàng da
Các yếu tố nguy cơ khác đã được xác định ở trẻ sinh đúng kỳ (ở các nước phát triển), bao gồm:
Các bất thường về nhau thai
Các khiếm khuyết bẩm sinh
Hít phân su
Đẻ bằng dụng cụ/ mổ lấy thai cấp cứu
Ngạt khi sinh
Hội chứng suy hô hấp
II. CÁC THỂ BẠI NÃO
Việc phân loại được chia theo
1. Thể Vận động.
Thể Co cứng
Thể Loạn động/Tăng động
Thể Thất điều
Các thể vận động phối hợp
2. Theo Định khu
Định khu đề cập đến sự phân bổ những khiếm khuyết vận động hoặc các phần cơ thểbị ảnh hưởng. Các khiếm khuyết vận động có thể là một bên (chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể) hoặc hai bên (ảnh hưởng đến cả hai bên của cơ thể).
Bại não một bên
Bại não hai bên
3.Theo Mức độ nặng
Bại não mức độ nhẹ
Bại não mức độ nặng vừa
Bại não nặng
III. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán sớm bại não
- Tại sao cần phải chẩn đoán sớm?
Chẩn đoán sớm cho phép áp dụng kịp thời với các can thiệp sớm phù hợp với chẩn đoán khi có thể đạt được tính mềm dẻo thần kinh cao nhất. Độ tuổi bình quân ở trẻ được mô tả bại não là 19 tháng tuổi. Độ tuổi chẩn đoán thay đổi từ 1 tuần tới 3 tuổi với các trẻ có khiếm khuyết vận động nặng và từ 1 tuần đến 5 tuổi với những trẻ có khiếm khuyết vận động nhẹ hoặc trung bình. Có thể phát hiện sớm bại não một cách chính xác .Chẩn đoán sớm được xem là thực hành tốt vì nó cho phép các hỗ trợ điều trị can thiệp sớm bắt đầu sớm khi não của trẻ vẫn còn mềm dẻo và do đó tăng cường tối đa các kết quả phát triển của trẻ. Hai năm đầu tiên của trẻ rất quan trọng đối với sự phát triển về nhận thức và vận động vì não đang trải qua tính mềm dẻo tự phát liên tục.Trẻ bại não đạt khoảng 90% tiềm năng vận động thô của chúng vào lúc 5 tuổi và thậm chí còn sớm hơn đối với những trẻ bị khiếm khuyết trầm trọng hơn. Điều quan trọng là phải bắt đầu càng sớm càng tốt các liệu pháp can thiệp sớm, tích cực, lặp lại, hướng nhiệm vụ cụ thể cho trẻ nhỏ bị bại não. Chẩn đoán sớm cũng cho phép bố mẹ và gia đình có thể tiếp cận với những hỗ trợ về tinh thần và điều này rất quan trọng trong thời điểm dễ bị tổn thương như vậy.
2. Chẩn đoán Bại não
Chẩn đoán bại não bao gồm:
Hỏi bệnh sử và xác định các yếu tố nguy cơ
Khám thần kinh
Lượng giá vận động chuẩn hoá
Vận động Chung cho bé <4 tháng (đánh giá tính chất của các cử động tự phát)
Lượng giá Phát triển cho trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi (bảng câu hỏi bố mẹ về vận động tự ý)
Chẩn đoán phân biệt, bao gồm các bệnh lý tiến triển
Bại não được chẩn đoán bằng biểu hiện lâm sàng dựa trên sự xuất hiện của một rối loạn vận động gây ra do tổn thương não, hoặc sự phát triển bất thường của não ở trẻ nhỏ. Chẩn đoán bại não được thực hiện bởi bác sĩ (như là bác sĩ đa khoa, bác sĩ nhi khoa, bác sĩ thần kinh nhi, bác sĩ PHCN). Tuy nhiên, các kỹ thuật viên VLTL, kỹ thuật viên HĐTL, điều dưỡng hoặc các chuyên gia y tế khác có thể là nhân viên y tế đầu tiên nhìn thấy trẻ vì những lo ngại của bố mẹ rằng trẻ không phát triển bình thường. Vì vậy điều quan trọng là các nhân viên y tế khác có thể xác định được các dấu hiệu của bại não và biết khi nào cần chuyển trẻ đến một bác sĩ chuyên khoa để được lượng giá thêm và chẩn đoán.
IV. ĐIỀU TRỊ.
Mục tiêu của điều trị là cải thiện những hạn chế của trẻ, nhằm ngăn ngừa các biến chứng. Điều trị có thể bao gồm hỗ trợ, thuốc và phẫu thuật.
1.Hỗ trợ
Những hỗ trợ cho trẻ có thể là:
Hỗ trợ đi bộ
Xe lăn
Các loại nẹp
Trợ thính
Kính mắt
2. Thuốc
Thuốc chống co giật đường uống và thuốc giãn cơ thường được sử dụng đầu tay cho bại não. Một số thuốc có thể được bác sĩ kê như:
Baclefen
Diazepam (Valium)
Dantrolene (Dantrium)
Bác sĩ cũng có thể đề nghị tiêm botulinum toxin A (Botox) hoặc liệu pháp baclofen nội mô.
3. Phẫu thuật
Phẫu thuật chỉnh hình có thể được dùng để giảm đau, cải thiện vận động cho trẻ. Nó có thể cần để giải phóng sự căng cơ hoặc những biến dạng xương bất thường.
Cắt rễ thần kinh có chọn có thể được khuyến cáo là giải pháp cuối cùng để giảm đau nãm tính hoặc co cứng. Phẫu thuật này liên quan đến việc cắt dây thần kinh gốc cột sống.
4. Những điều trị khác
Trẻ được tập vật lý trị liệu để cải thiện những rối loạn vận động. Ví dụ : giảm sự co cứng, căng cơ, huấn luyện thăng bằng, tập đi lại….
Trẻ được học cách ăn uống, mặc quần áo, sinh hoạt hằng ngày
Ngôn ngữ trị liệu sẽ giúp trẻ cải thiện những rối loạn nuốt, giao tiếp, nhận thức.
Vì vậy, vai trò phục của Phục hồi chức năng là rất quan trọng. Phục hồi chức năng giúp trẻ sử dụng được những gì trẻ đang có và hạn chế những biến chứng xảy rả. Từ đó, trẻ học cách thích nghi và trở lại cuộc sống.
Chế dinh dưỡng hợp lý trong THA sẽ giúp giảm gánh nặng cho tim, giảm giữ muối, cân bằng kali có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp và giảm sử dụng thuốc.