Quy trình kỹ thuật kỹ thuật tập sử dụng và điều khiển xe
Quy trình kỹ thuật kỹ thuật tập sử dụng và điều khiển xe
30. KỸ THUẬT TẬP SỬ DỤNG VÀ ĐIỀU KHIỂN XE LĂN
I. ĐẠI CƯƠNG
Xe lăn là phương tiện để nâng đỡ cơ thể và giúp cho người bệnh di chuyển được dễ dàng, giảm thiểu hậu quả của việc bất động hay nằm lâu và tạo điều kiện cho người bệnh phấn khởi trở lại các sinh hoạt hàng ngày, giúp đỡ họ có cơ hội bình đẳng, tái hội nhập tham gia vào các hoạt động trong gia đình, xã hội
II. CHỈ ĐỊNH
Liệt tứ chi
Liệt hai chân.
Vết thương chưa lành.
Thời kỳ dưỡng sức (bệnh tim).
Thời kỳ không chịu sức nặng (gẫy xương).
Cụt hai chân
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tư thế bị biến dạng (vẹo cột sống hay gù lưng).
Sự đè ép đĩa đệm và rễ thần kinh gây đau lưng và đau dây thần kinh tọa.
Khi vị thế ngồi bị chống chỉ định.
Loét ở vùng mông.
IV. CHUẨN BỊ
Người thực hiện quy trình kỹ thuật: Kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
Phương tiện: xe lăn tay, ghế ngồi, tấm ván lướt, đai thắt lưng an toàn, thanh song song.
Người bệnh: phải hợp tác và được giải thích rõ mục đích tập luyện.
Hồ sơ bệnh án
Lượng giá tổng quát và khả năng tập của người bệnh.
Có chỉ định tập sử dụng và di chuyển bằng xe lăn.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Cách xếp xe lăn
Đẩy miếng nâng đỡ gót chân ra trước trên chỗ tựa chân.
Dựng tấm tựa chân lên cho thẳng góc với mặt sàn nhà.
Kéo tấm đệm ngồi lên cho đến khi xe lăn xếp lại gọn gàng.
Xếp gọn tấm đệm ngồi giữa hai thanh hai bên chổ ngồi.
3.2. Cách mở xe lăn
Đẩy hai thanh hai bên chổ ngồi xuống cho đến khi mặt ghế được căng hoàn toàn.
Kết thúc nghỉ ngơi 5-10 phút
VI. THEO DÕI
Cảm giác và phản ứng của người bệnh trong quá trình điều trị
Bảo đảm nhiệt độ an toàn
VII. TAI BIẾN XỬ TRÍ
Choáng ngất do phản ứng khoáng chất: ngừng tắm, nghỉ ngơi, kiểm tra, theo dõi và xử trí theo phác đồ
Đuối nước ở bể bơi: xử trí theo phác đồ
Dị ứng: ngừng điều trị, kiểm tra theo dõi và xử trí theo phác đồ
Nếu cố gắng mở xe bằng cách kéo hai thanh bên chổ ngồi ra hai bên sẽ gây hư hại cho phần gắn tấm tựa tay (ở loại tháo rời ra được).
3.3. Cách điều khiển xe lăn
3.3.1. Cách đẩy xe lăn
Cầm hai tay nắm và ấn chân vào cần nâng để hai bánh xe nhỏ rời khỏi mặt sàn.
Tiếp tục cầm hai tay nắm và lăn xe trên hai bánh xe lớn.
3.3.2. Cách đẩy xe lên xuống lề đường
Đẩy lên:
Xe lăn hướng mặt về phía lề đường.
Cầm hai tay nắm, ấn chân lên cần nâng xe để xe nghiêng ra sau trên hai bánh xe lớn.
Đặt hai bánh xe nhỏ lên bậc thềm.
Cầm tay nắm, nâng và lăn xe về phía trước lên lề đường.
Đẩy xuống:
Đặt mặt xe hướng về phía lề đường.
Cầm hai tay nắm và ấn chân lên cần nâng xe để cho xe nghiêng ra sau trên hai bánh xe lớn.
Lăn chậm xe xuống khỏi lề đường.
Hạ hai bánh xe nhỏ xuống lòng đường.
3.3.4. Cách lên xuống đường dốc
Với 1 độ dốc trung bình = độ cao/chiều dài = 1/12 thì không có cách di chuyển đặc biệt.
Với những người bệnh yếu, khi xuống dốc có thể bị ngã ra trước. Trường hợp này nên đề nghị người bệnh xuống hướng lưng (đi lùi). Nếu xe lăn có loại thắng xe từng nấc, nên đặt ở vị thế cho phép xe lăn xuống từ từ.
VI. THEO DÕI
Dùng dây thắt lưng an toàn giúp cho người bệnh khỏi ngã về phía trước trong trường hợp cơ duỗi lưng bị yếu.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Xe lăn bị trượt vì người bệnh không dùng phanh hay phanh bị hư. Xe lăn bị chổng là tai nạn thường xảy ra khi người bệnh ngồi vào xe lăn hay ra khỏi xe lăn. Nguyên nhân là do người bệnh bước chân lên miếng tựa chân. Do đó, để an toàn cần phải xoay miếng tựa chân qua một bên khi người bệnh bước vào hay rời khỏi xe lăn, hoặc có người giữ chỗ phía sau lưng xe.
Đau cơ: Thuốc giảm đau, nghỉ ngơi, các biện pháp vật lí trị liệu.