Quy trình kỹ thuật Đo mật độ xương bằng phương pháp dexa
Quy trình kỹ thuật Đo mật độ xương bằng phương pháp dexa
17. ĐO MẬT ĐỘ XƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP DEXA
I. ĐẠI CƯƠNG
Đo mật độ xương (MĐX) bằng phương pháp DEXA là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán bệnh loãng xương, bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi.
Kỹ thuật này sử dụng nguyên lý hấp phụ tia X năng lượng kép, cung cấp các giá trị về mật độ xương các vị trí (cột sống thắt lưng L1-L4, đầu trên xương đùi và cổ xương đùi, xương cẳng tay và khung xương toàn thân) và tỷ lệ khối nạc, khối mỡ toàn thân. II. CHỈ ĐỊNH/ CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1. Chỉ định
- Phụ nữ từ 45-50 tuổi có nguy cơ cao đối với loãng xương loại I.
- Tuổi cao (đặc biệt là những người trên 65 tuổi, cả nam và nữ)
- Những phụ nữ xương nhỏ có nguy cơ măc loãng xương cao hơn
- Phụ nữ sau mãn kinh 5 năm mà không dùng hooc môn thay thế. Mãn kinh sớm hoặc tắt kinh trước thời kì mãn kinh càng làm tăng nguy cơ mắc loãng xương.
- Thiểu năng tuyến sinh dục, cường giáp tiến triển, cường vở thượng thận, và cường giáp tiên phát.
- Thói quen sinh hoạt: thường ăn thức ăn có ít Canxi hoặc vitamin D hay thiếu cả hai; ít vận động và ít tập thể dục, nghiện rượu, hút thuốc.
- Các bệnh mãn tính và dùng thuốc điều trị: Một số loại thuốc có thể làm tổn thương xương và dẫn đến "loãng xương thứ cấp". Loại loãng xương này gặp ở 20% bệnh nhân loãng xương nữ và 40% bệnh nhân nam. Những thuốc có thể gây tác dụng phụ này như thuốc điều trị rối loạn nội tiết (điều trị ưu năng tuyến giáp trạng), thuốc điều trị suy tủy, rối loạn collagen, bệnh dạ dày ruột. Dùng các glucocortocoid trong thời gian dài để chữa các bệnh hen, viêm khớp có thể làm tổn thương xương. Vì vậy bệnh nhân loãng xương đang điều trị các bệnh này phải hỏi ý kiến bác sỹ để cân nhắc tình trạng của mỗi bệnh.
- Bệnh nhân sau phẫu thuật xương khớp.
- Bệnh nhân cơ nghi ngờ lún xẹp đốt sống, giảm chiều cao, gù vẹo đối sống.
2. Chống chỉ định
- Phụ nữ có thai.
- Làm lấp lánh đồ xương.
- Làm các xét nghiệm có chất cản quang trong vòng 3 ngày. III. CHUẨN BỊ
1. Hệ thống máy đo và thiết bị chuyên dùng.
- Máy đo loãng xương, máy vi tính điều khiển có đủ dây dẫn điện, cáp nối tín hiệu.
- Các đệm kê tạo tư thế khi đo.
- Hệ thống máy in.
- Có cân, thước đo chiều cao.Giấy bút ghi chép, kiểm tra chỉ định.
2. Người bệnh
- Thông báo và giải thích cho bệnh nhân sự cần thiết phải đo loãng xương.
- Bệnh nhân nằm hoặc ngồi đúng tư thế, tùy vị trí cần đo.
- Tháo bỏ các vật dụng kim loại, nhựa có ảnh hưởng đến kết quả đo.
- Phối hợp bất động tuyệt đối khi đo. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Khởi động máy vi tính đồng thời với máy đo.
2. Nhập thông tin bệnh nhân trên máy tính gồm: Họ tên, tuổi, năm sinh, chiều cao, cân nặng.
3. Đưa bệnh nhân vào vị trí, bộc lộ vùng cần đo, tiến hành lần lượt các điểm đo theo hồ sơ chỉ định.
4. Đo hết các điểm, căn chỉnh đúng phổ đo trên hình ảnh thu được.
5. Đưa bệnh nhân ra khỏi phòng.
6. Tiến hành in kết quả, lưu trữ kết quả, trả kết quả cho người bệnh. V. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ BÁO CÁO
- Phân tích dữ liệu đo. Xếp loại mật độ xương. Báo cáo các trường hợp bệnh lý đặc biệt.