1. ĐIỀU TRỊ BẰNG MÁY KÉO GIÃN CỘT SỐNG
I. ĐẠI CƯƠNG
Kéo giãn cột sống bằng máy dựa trên nguyên lý cơ học có điều chỉnh lực kéo, chế độ, thời gian theo chỉ định lên cột sống.
II. CHỈ ĐỊNH
- Thoái hóa cột sống
- Thoát vị đĩa đệm
- Viêm cột sống dính khớp
- Hội chứng đau lưng và thắt lưng do nguyên nhân ngoại vi (cơ, dây chằng).
- Gù, vẹo và biến dạng cột sống
Người bệnh tăng huyết áp có chỉ định kéo dãn cột sống khi đã được kiểm soát HA bằng thuốc
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Tổn thương thực thể cột sống: ung thư, lao, viêm tấy áp xe vùng lưng
- Chấn thương cột sống có gãy xương biến dạng
- Bệnh lý tủy sống và ống sống
- Thoái hóa cột sống có các cầu xương nối các đốt sống
- Viêm cột sống dính khớp nặng
- Loãng xương nặng
- Người bệnh suy kiệt
- Trẻ em < 6 tuổi
- Suy tim độ 3,4
- Trong cơn tăng huyết áp
- Phụ nữ có thai, đang có kinh nguyệt
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sỹ chuyên khoa Phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu
2. Phương tiện: máy kéo giãn cột sống cổ, hệ thống bàn kéo và các phụ kiện khác. Kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy
3. Người bệnh
- Cố định trên bàn hoặc ghế kéo đúng tư thế
- Hướng dẫn người bệnh sử dụng công tắc an toàn
4. Hồ sơ bệnh án: phiếu điều trị chuyên khoa
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Cố định đai kéo tùy theo vùng điều trị theo đúng chỉ định.
- Đặt các thông số trên máy tùy theo chỉ định (lực kéo, chế độ, thời gian) Kéo theo chương trình hay điều chỉnh bằng tay.
- Bấm nút kéo.
- Kết thúc điều trị: tháo bỏ đai cố định, thăm hỏi người bệnh để người bệnh nằm nghỉ tại chỗ 5-10 phút, ghi chép hồ sơ.
VI. THEO DÕI
- Cảm giác và phản ứng của người bệnh
- Tình trạng hoạt động của máy
VII. TAI BIẾN, XỬ TRÍ
- Đau chói vùng kéo giãn: ngừng kéo giãn, kiểm tra vùng đau, xử trí theo phác đồ.
- Đau tăng dần và kéo dài: kiểm tra vùng đau, ngừng kéo giãn hoặc giảm lực kéo.