25. ĐIỀU TRỊ BẰNG DÒNG ĐIỆN MỘT CHIỀU ĐỀU
I. ĐẠI CƯƠNG
Dòng điện một chiều đều (dòng Galvanic) là dòng điện có hướng và cường độ ổn định, không thay đổi theo thời gian.
Khi dòng điện một chiều đều đi qua cơ thể gây nên hiện tượng phân ly và chuyển dịch các ion, từ đó được ứng dụng trong điều trị.
II. CHỈ ĐỊNH
Giảm đau (cực dương).
Tăng khả năng vận động (cực âm). Loại trừ một số ion thuốc tại chỗ khi cần tiêm cl2ca ra ngoài tĩnh mạch.
Tăng cường dinh dưỡng, tuần hoàn (vùng giữa hai điện cực).
Điều hòa các quá trình rối loạn về hưng phấn, ức chế của thần kinh trung ương.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người mang máy tạo nhịp tim.
Người bệnh bị ung thư.
Người bệnh bị mẫn cảm với dòng điện một chiều.
Suy tim độ III, chảy máu, nguy cơ chảy máu.
Người bệnh tinh thần kích động, mất cảm giác, động kinh, trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
Thận trọng với phụ nữ có thai
IV. CHUẨN BỊ
Người thực hiện: bác sỹ Phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
Phương tiện
Máy điện thấp tần với các phụ kiện kèm theo như điện cực, tấm đệm điện cực, kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy. Kiểm tra dây nối đất.
Dụng cụ phương tiện cấp cứu choáng.
3. Người bệnh
Giải thích để người bệnh yên tâm.
Tư thế thoải mái, phù hợp với vùng điều trị.
Hồ sơ bệnh án: phiếu điều trị của chuyên khoa.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Bộc lộ vùng cần điều trị, đặt và cố dịnh điện cực theo chỉ định. - Tiến hành điều trị, tăng, giảm cường độ điều trị từ từ.
- Hết thời gian điều trị: tắt máy, tháo điện cực, ghi phiếu điều trị.
VI. THEO DÕI
- Phản ứng của người bệnh: toàn thân và tại chỗ. - Theo dõi hoạt động của máy.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Điện giật: tắt máy và xử trí cấp cứu điện giật.
Bỏng tại chỗ: ngừng điều trị, xử trí bỏng, kiểm tra hoạt động của máy, xử trí bỏng (do axit hoặc kiềm).
Quá mẫn cảm: ngừng điều trị. Xử trí theo phác đồ.