I. ĐẠI CƯƠNG
Dòng điện xung là dòng điện do nhiều xung điện liên tiếp tạo nên. Trong vật lý trị liệu thường sử dụng các dòng điện xung có dạng xung và tần số khác nhau một chiều (nửa sóng) và xoay chiều (cả sóng). II. CHỈ ĐỊNH
- Giảm đau sau chấn thương, phẫu thuật, đau thần kinh, đau cơ, xương, khớp…
- Kích thích thần kinh cơ.
- Cải thiện tuần hoàn ngoại vi.
- Liệu pháp ion hóa (điện phân dẫn thuốc bằng xung một chiều)
- Điện phân thuốc cục bộ bằng dòng điện xung trung tần một chiều. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh mang máy tạo nhịp tim.
- Sốt cao, khối u ác tính, bệnh lao đang tiến triển.
- Mất cảm giác ở vùng điều trị. Tổn thương da nơi đặt điều trị
- Viêm da khu trú, huyết khối, viêm tắc mạch
- Trực tiếp lên thai nhi IV. CHUẨN BỊ
1.Người thực hiện: bác sỹ Phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu
2.Phương tiện:
- Máy và phụ kiện kèm theo.
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy, dây đất nếu có.
- Chọn các thông số kỹ thuật
- Chọn và đặt điện cực theo chỉ định.
3. Người bệnh
- Giải thích cho người bệnh
- Tư thế người bệnh phải thoải mái (nằm hoặc ngồi).
- Bộc lộ và kiểm tra vùng da điều trị,
4. Hồ sơ bệnh án, phiếu điều trị. V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
+ Đặt và cố định điện cực: theo chỉ định.
+ Đặt các thông số kỹ thuật theo chỉ định.
+ Tăng cường độ dòng điện từ từ cho tới mức cần thiết (cảm giác co bóp).
Hết giờ tắt máy bằng tay hoặc tự động:Tháo điện cực kiểm tra da vùng điều trị, thăm hỏi người bệnh ghi hồ sơ bệnh án. VI.THEO DÕI
- Cảm giác và phản ứng người bệnh
- Hoạt động của máy. VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Điện giật: xử trí cấp cứu điện giật.
- Bỏng: Khi diều trị dòng xung một chiều xử trí theo phác đồ bỏng axit hoặc kiềm .