Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là bệnh lý phổ biến đứng đầu trong số các bệnh của dây thần kinh mặt
Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là bệnh lý phổ biến đứng đầu trong số các bệnh của dây thần kinh mặt. Dây thần kinh số 7 là dây thần kinh vận động, chi phối vận động cơ mặt. Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là tình trạng mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt, do tổn thương dây thần kinh mặt. Hiện nay, điều trị bệnh theo y học cổ truyền mang lại hiệu quả cao cho người bệnh.
Trong y học cổ truyền, liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên có tên gọi là "Khẩu nhãn oa tà". Bệnh do những nhóm nguyên nhân sau: Thể phong hàn: bệnh xuất hiện sau khi gặp mưa, gió lạnh hoặc sáng sớm thức dậy sợ lạnh, thường do nhiễm lạnh; Thể phong nhiệt: Sốt, sợ gió, rêu lưỡi trắng dày, thường do nhiễm khuẩn (viêm tai giữa, zona tai, vùng mặt). Thể huyết ứ: Đau nhức ở mặt, hàm hoặc sau tai bên bệnh, thường do di chứng sau chấn thương (té ngã, sau mổ vùng chũm, hàm…). Biểu hiện chính của bệnh là liệt nửa mặt, méo miệng, tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng để lại di chứng nặng nề nếu không được điều trị đúng cách.
Bệnh thường xuất hiện đột ngột với các triệu chứng: Yếu một phần tới liệt hoàn toàn một bên mặt, tiến triển trong vài giờ hoặc vài ngày; Chảy nước dãi bên mặt bị bệnh, thức ăn giắt vào kẽ răng và má; Tê bì nửa mặt, quanh xương hàm hoặc sau tai; Đau đầu, tăng cảm giác về âm thanh của tai bên bệnh; Giảm vị giác ở trước lưỡi bên bệnh kèm giảm tiết nước bọt, nước mắt; Mắt nhắm không kín, chảy nước mắt.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh này thường là tất cả mọi người. Do đó, mỗi biểu hiện khác thường của cơ thể đều cần được lưu ý và điều trị sớm.
Điều trị bằng y học cổ truyền tỷ lệ khỏi bệnh cao
Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên ở giai đoạn đầu không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng tới hình thái khuôn mặt, khả năng ăn nhai và người bệnh có thể khó khăn trong nhắm, mở mắt… Nếu không được điều trị sớm và dứt điểm, bệnh sẽ ngày một nặng, gây nguy hiểm và khó điều trị khỏi hơn. Hiện nay, các phương pháp của Y học cổ truyền có tỉ lệ chữa khỏi bệnh hơn 90%
“Để điều trị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bên cạnh những phương pháp điều trị bằng y học hiện đại như sử dụng nhóm thuốc Corticoid, vitamin B liều cao, tăng dẫn truyền thần kinh… người bệnh sẽ được trị liệu phối kết hợp bằng các phương pháp cấy chỉ, điện châm, cứu ngải, xoa bóp - bấm huyệt, thủy châm và uống thuốc sắc. Sau khi xác định tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh để áp dụng các biện pháp phù hợp, bởi hầu hết các trường hợp liệt dây thần kinh số 7 ở giai đoạn đầu đều có thể chữa trị bằng vật lý trị liệu kết hợp với một số loại thuốc khác mà không cần can thiệp ngoại khoa”
Để phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7
người dân cần duy trì thói quen vận động vừa sức, tập thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường lưu thông máu, chống sự co cứng cơ mặt và tránh ăn đồ cay nóng. Khi nằm ngủ tránh luồng gió của quạt, máy lạnh phả trực tiếp vào mặt hoặc sau gáy. Tránh những trường hợp bị sốc nhiệt như ngồi ở phòng lạnh, đột ngột bước ra ngoài trời nóng. Đóng kín cửa xe khi đi xe, đeo khẩu trang tránh gió tạt vào mặt. Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị sớm các bệnh dễ gây liệt dây thần kinh số 7 như: Cảm cúm, bệnh về tai mũi họng. Đặc biệt, khi có các dấu hiệu đau, tê giảm cảm giác một nửa bên mặt, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nhằm tuyên truyền kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 – 2024), Bệnh viện YDCT tỉnh Hưng Yên xin trân trọng giới thiệu về tiểu sử, những đóng góp của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đối với nền y học, văn học, văn hóa dân tộc Việt Nam.
Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp ; Số kí hiệu, 38/2024/QH15 ; Ngày ban hành, 27/06/2024 ; Ngày bắt đầu hiệu lực, 01/07/2025.
Bệnh viện Y dược cổ truyền Hưng Yên phối hợp với Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách, người có công, người có hoàn cảnh khó khăn tại xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
“Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030” và xác định đây là cơ sở để Bệnh viện Y Dược Cổ truyền tỉnh Hưng Yên cũng như các đơn vị trong ngành y tế phục vụ cho công tác truyền thông, giáo dục dinh dưỡng nhằm nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng hợp lý trong nhân dân.
Bệnh viện YDCT Hưng Yên phối hợp với trung tâm Công nghệ thông tin VNPT Hưng Yên tổ chức thăm quan, học tập kinh nghiệm triển khai bệnh án điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh tại Bệnh viện YDCT và Phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ.
Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh Hưng Yên hưởng ứng Chiến dịch “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng”