SKĐS - Trong bối cảnh các ca mắc COVID-19 gia tăng chóng mặt, người F0 ngập chìm trong các thông tin về cách chăm sóc và điều trị COVID -19. Người thì nói F0 không nên tắm hay gội đầu bởi như vậy cơ thể sẽ yếu hơn, dễ bị COVID "quật" cho bệnh nặng, hoặc tắm gội thì dễ dẫn đến cảm lạnh, đột quỵ…
Trước những luồng thông tin đó nhiều bệnh nhân COVID đã rất hoang mang. Chị Trịnh Nguyễn Minh Châu ở Trung Hòa, Cầu Giấy chia sẻ, khi thông báo mình "2 vạch" chị đã nhận được rất nhiều lời hỏi thăm, hướng dẫn chỉ bảo của các "cựu F0 đã khỏi bệnh", mỗi người một ý, mỗi người một lời khuyên khiến chị Châu không biết nên phải làm thế nào. Đặc biệt là lời khuyên nên kiêng tắm, kiêng gội đầu càng khiến chị hoang mang.
"Mùa đông ở Hà Nội không tắm mà chỉ thay quần áo cũng được nhưng đầu đến cả tuần không gội thì rất ngứa ngáy, khó chịu. Đã một mình trong phòng tự kỷ lại thêm đầu bù tóc rối khiến tôi không ra hình thù gì"- Chị Châu cho hay.
Không chỉ chị Châu và rất nhiều người mắc COVID – 19 cũng có chung một mối lo lắng, băn khoăn như trên.
Theo TS. Phạm Việt Hoàng, nguyên Phó giám đốc BV Tuệ Tĩnh, Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam, COVID – 19 theo quan điểm của y học cổ truyền là goi là chứng "ôn dịch" của học thuyết "Ôn bệnh học" và có tên "Cảm mạo ôn bệnh".COVID - 19 là một loại bệnh ngoại cảm có tính truyền nhiễm, lây lan. Theo nguyên lý Y học cổ truyền thì vị trí gây bệnh của Covid-19 là ở tạng "Phế, Tỳ"(hô hấp, tiêu hoá), thuộc tính của nguyên nhân gây bệnh là "thấp độc" (các yếu tố dịch bệnh trong môi trường ẩm thấp). Tùy theo chính khí của mỗi người hoặc phối hợp thêm các nguyên nhân như: nhiệt, thấp, đàm, ... mà thời gian phát bệnh, nhiều thể bệnh và mức độ bệnh lý nặng nhẹ khác nhau trên lâm sàng.
Về thông tin bị COVID -19 có được gội đầu hay không, TS. Hoàng chia sẻ, người bệnh hãy lắng nghe cơ thể mình. Khi có bệnh mà cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường thì vẫn tắm, gội đầu. Mặc dù vậy, người bệnh cần phải tuân thủ các nguyên tắc như gội đầu bằng nước ấm, gội nhanh, gội trong phòng kín gió, có thể dùng các loại lá thảo dược như hương nhu, sả, bồ kết...để gội
Lưu ý, không gội đầu vào thời gian quá muộn. Không nên gội và tắm cùng lúc. Việc gội đầu trước khi tắm khiến cơ thể chưa kịp thích ứng với nhiệt độ nước nhất là khi trời lạnh. Khi đó mạch máu dễ đông lại, co thành mạch khiến cơ thể mệt mỏi.
Không nên gội đầu bằng nước nóng quá. Nhiều người cẩn thận nghĩ rằng nếu gội nước lạnh thì dễ cảm lạnh nên gội nước thật nóng. Thực sự thì khi gội nước nóng thấy ấm áp nhưng nước quá nóng sẽ gây hại da đầu, khiến da đầu dễ bong tróc tạo thành vảy gầu. Ngoài ra, gội nước nóng khiến tóc khô, xơ và dễ gãy.
Ngược lại vì sợ gội nóng gây hỏng da đầu, hỏng tóc nhiều người chọn gội nước lạnh. Tuy nhiên, như đã nói ở trên khi gội nước lạnh sẽ làm thành mạch máu co lại đột ngột dễ cảm lạnh.
Do đó, trong những ngày này ở miền bắc trời lạnh nước gội đầu thích hợp nhất là khoảng 40 độ. Nên gội đầu ở phòng kín gió, có bật đèn sưởi.
"Người bệnh cần linh hoạt và tự lắng nghe, kiểm tra cơ thể mình, từ đó có hành động vệ sinh cá nhân phù hợp với thể trạng". TS Hoàng nói.
Còn BS. Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm TP.HCM cũng đã từng chia sẻ, không có khuyến cáo về việc người mắc COVID trong quá trình điều trị phải kiêng nước, kiêng không tắm, không gội đầu. Theo vị bác sĩ này, khi bị bệnh cơ thể đã yếu ớt, các triệu chứng gây khó chịu nên nếu không tắm hay gội đầu thì cơ thể còn bức bối, khó chịu hơn.
Hơn nữa, trong quá trình điều trị, luôn cần chú ý đến vệ sinh cá nhân, cần tắm, gội nếu cảm nhận cơ thể ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý là nên tắm, gội bằng nước ấm. Đặc biệt ở ngoài Bắc, hiện thời tiết giá lạnh, sau khi tắm, gội cần phải mặc quần áo đủ ấm trước khi bước ra ngoài buồng tắm.
Nhằm tuyên truyền kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 – 2024), Bệnh viện YDCT tỉnh Hưng Yên xin trân trọng giới thiệu về tiểu sử, những đóng góp của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đối với nền y học, văn học, văn hóa dân tộc Việt Nam.
Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp ; Số kí hiệu, 38/2024/QH15 ; Ngày ban hành, 27/06/2024 ; Ngày bắt đầu hiệu lực, 01/07/2025.
Bệnh viện Y dược cổ truyền Hưng Yên phối hợp với Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách, người có công, người có hoàn cảnh khó khăn tại xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
“Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030” và xác định đây là cơ sở để Bệnh viện Y Dược Cổ truyền tỉnh Hưng Yên cũng như các đơn vị trong ngành y tế phục vụ cho công tác truyền thông, giáo dục dinh dưỡng nhằm nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng hợp lý trong nhân dân.
Bệnh viện YDCT Hưng Yên phối hợp với trung tâm Công nghệ thông tin VNPT Hưng Yên tổ chức thăm quan, học tập kinh nghiệm triển khai bệnh án điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh tại Bệnh viện YDCT và Phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ.
Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh Hưng Yên hưởng ứng Chiến dịch “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng”