Đau thần kinh tọa là biểu hiện của đau theo đường đi của thần kinh tọa từ điểm khởi đầu cho đến điểm kết thúc của nó.
CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TOẠ
Đau thần kinh tọa: là biểu hiện của đau theo đường đi của thần kinh tọa từ điểm khởi đầu cho đến điểm kết thúc của nó.
Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa đa phần là do thoát vị đĩa đệm L4/L5 hay L5/S1 gây chèn ép các rễ thần kinh tương ứng. Ngoài ra, đau thần kinh tọa còn có các nguyên nhân hiếm gặp khác như do viêm nhiễm, u thần kinh, K xâm lấn chèn ép thần kinh tọa.
Chẩn đoán
Chẩn đoán đau thần kinh tọa dựa vào biểu hiện lâm sàng đặc trưng và chẩn đoán xác định nguyên nhân dựa trên xét nghiệm cận lâm sàng mà chủ yếu là MRI cột sống thắt lưng hoặc CT cột sống thắt lưng ở những nơi không có điều kiện chụp MRI.
Biểu hiện lâm sàng
* Đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa. Thông thường là đau vùng cạnh sống thắt lưng bên phải hoặc bên trái. Tùy theo vị trí tổn thương mà biểu hiện lâm sàng cũng khác nhau:
+ Đau rễ thần kinh L5: đau vùng hông lan đến phần giữa của mông, phía sau và bên của đùi, mặt ngoài của cẳng chân, mặt mu của bàn chân, tận cùng là ngón chân cái và 3 ngón giữa.
+ Đau rễ thần kinh SI: đau vùng hông lưng lan đến phần giữa của mông, mặt sau của đùi, mặt sau cẳng chân (bắp chân), gót chân, gan bàn chân và tận cùng là ngón chân út (ngón 5 của bàn chân).
*Các dấu hiệu khi thăm khám lâm sàng:
+ Dấu Lasègue: tùy theo mức độ chèn ép rễ thần kinh mà có dấu Lasègue (+) ở các mức độ khác nhau.
+ Ấn các điểm đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa (điểm Valleix) bệnh nhân sẽ đau tăng lên.
+ Dấu nhấn chuông (+).
+ Rối loạn cảm giác (tê bì, kiến bò, nóng rát) ở vùng thần kinh tọa chi phối.
+ Giảm vận động hoặc liệt nhóm cơ tương ứng ở chi dưới do thần kinh tọa chi phối.
+ Giảm hoặc mất phản xạ gân xương bên thần kinh tọa bị đau.
+ Rối loạn cơ tròn: một số trường hợp thoát vị đĩa đệm chèn ép chùm đuôi ngựa đưa đến rối loạn cảm giác vùng tầng sinh môn và trực tràng, tiểu khó hoặc bí tiểu, đại tiện khó khăn…
+ Nếu bệnh nhân đau thần kinh tọa đã lâu thì có thể dẫn đến teo cơ bên chân đau
+ Lưu ý một số triệu chứng giúp định hướng chẩn đoán nguyên nhân khác ngoài thoát vị đĩa đệm là do viêm nhiễm hoặc bệnh lí khác của cột sống như: sốt, gầy sút, đau nhiều về đêm, ảnh hưởng tổng trạng, đau cột sống thắt lưng cao L1 – L3 hoặc đau S1 – S3, bệnh nhân có một số biểu hiện khác ngoài dấu hiệu đau thần kinh tọa,…
Xét nghiệm cận lâm sàng
Các xét nghiệm thường quy như: huyết học, sinh hóa, chỉ số viêm,… thông thường là bình thường trong đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm. Một số bất thường về xét nghiệm huyết học và/hoặc sinh hóa giúp định hướng chẩn đoán nguyên nhân khác như do viêm hoặc do bệnh lí ác tính.
X-quang cột sống thắt lưng: giúp chẩn đoán phân biệt khi có biểu hiện bất thường như trượt đốt sống, viêm thân sống đĩa đệm, dấu hiệu hủy xương hoặc đặc xương bất thường.
Chụp CT cột sống: giúp chẩn đoán được nguyên nhân gây đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm hay do nguyên nhân khác.
MRI cột sống: đây là phương pháp giúp chẩn đoán chính xác vị trí, mức độ, dạng thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, trên MRI cũng giúp chẩn đoán được các nguyên nhân khác như do viêm nhiễm, u thần kinh, di căn ung thư,…
Chẩn đoán phân biệt
Đau thần kinh đùi, đau thần kinh bì đùi, đau thần kinh bịt.
Sau khi đã xác định được nguyên nhân đau thần kinh tọa thì tùy theo nguyên nhân mà có phương pháp điều trị cho phù hợp.
Đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm
Điều trị nội khoa
Nghỉ ngơi hoàn toàn: nằm giường cứng, tránh các cử động mạnh, không mang xách nặng, hạn chế đứng lâu hoặc ngồi lâu.
Dùng các thuốc giảm đau, kháng viêm, dãn cơ và một số thuốc hỗ trợ khác:
+ Thuốc giảm đau Paracetamol thông thường hoặc có kết hợp với opioid nhẹ (tramadol hoặc codeine)
+ Các NSAID có thề dùng phối họp với thuốc giảm đau. Tùy theo bệnh nhân mà có thể lựa chọn các nhóm NSAID khác nhau: nhóm cổ điển (ibuprofen, diclofenac), nhóm ức chế ưu thế COX2 (nabumetone, etodolac), nhóm ức chế chọn lọc COX2 (meloxicam, coxibs).
+ Corticoid có thể được chỉ định ngắn ngày (5-7 ngày) nếu bệnh nhân có chống chỉ định hoặc không đáp ứng với NSAID với liều tương đương Prednisolone 1 mg/kg/ngày
+ Các thuốc giảm đau thần kinh: gabapentin, pregabalin
+ Các thuốc khác: thuốc dãn cơ như thiocolchicosit (Coltramyl), benzodiazepin, diazepam (Valium), tetrazepam (Myolastan), eperison (Myonal),…, vitamin nhóm 3B, vitamin B12.
Tiêm ngoài màng cứng: có thể được chỉ định trong một số trường hợp bệnh nhân kém đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa bảo tồn khác. Các dẫn xuất glucocorticoid thường được sử dụng như: soludécadron, altim, hydrocortancyl, hydocortisone acetate… Có thể thực hiện kĩ thuật này 2 – 3 lần trong khoảng vài ngày bởi bác sĩ có kinh nghiệm.
Vật lí trị liệu: các phương pháp massage, kéo dãn cột sống, ấn cột sống… cũng giúp làm giảm đau cho bệnh nhân.
Đây là 1 thế mạnh của Bệnh viện YDCT Hưng yên. Đến đây bệnh nhân được sử dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc như các thủ thuật YHCT, VLTL-PHCN…
1. Châm cứu: châm là dùng kim châm vào huyệt vị trên cơ thể, cứu là dùng nhiệt cứu vào huyệt vị. Sự kết hợp giữa châm và cứu tạo lên một phương pháp điều trị tuyệt vời của YHCT mà không phải dùng thuốc.
2. Xoa bóp bấm huyệt:Xoa bóp, bấm huyệt là những phương pháp trị liệu bằng tay, người bấm huyệt sẽ dùng tay tác động lên các huyệt, da thịt và gân khớp của người bệnh, các tác động vật lý đó sẽ kích thích vào hệ thần kinh tạo nên những thay đổi của thể dịch, nội tiết giúp nâng cao năng lực hoạt động của lục phủ ngũ tạng và nâng cao quá trình dinh dưỡng của cơ thể.
Theo Y Học Cổ Truyền, xoa bóp bấm huyệt tác động vào các huyệt, kinh lạc có thể đuổi được ngoại tà, điều hòa được dinh vệ, thông kinh hoạt lạc và điều hòa chức năng tạng phủ.
3. Điều trị bằng tia hồng ngoại: Do tia hồng ngoại có tác dụng thấu nhiệt nông xuyên qua da khoảng 3mm, nên tia sáng này làm nóng da tại chỗ, nhiệt độ da tăng lên, mạch máu tại chỗ giãn ra. Do hiện tượng tăng lượng máu cục bộ và tăng nhiệt độ tại chỗ dẫn đến phát tán nhiệt đi khắp cơ thể và làm tăng nhiệt toàn thân. Hồng ngoại có tác dụng chữa bệnh cơ, xương, khớp, làm giảm đau, vết bầm tím. Khi dùng đèn hồng ngoại chiếu sáng rọi vào những vết thương sẽ giúp giảm đau, chống co cứng cơ, làm giãn mạch, làm tan máu bầm, tăng chuyển hóa và dinh dưỡng tại chỗ.
4. Điều trị bằng các dòng điện xung có tác dụng:
- Giảm đau cơ
- Kích thích co cơ
- Giảm co cứng cơ
- Tăng cường tuần hoàn, dinh dưỡng cơ
- Chống viêm…..
5. Điều trị bằng máy kéo giãn cột sống thắt lưng giúp:
Giảm đau: do làm giãn cơ, giảm áp lực nội đĩa đệm làm tăng cường nuôi dưỡng đĩa đệm, giải phóng chèn ép rễ thần kinh, tăng nuôi dưỡng cục bộ.
Tăng tầm vận động của đoạn cột sống bị hạn chế, khôi phục lại hình dáng giải phẫu bình thường của cột sống.
Tạo điều kiện thuận lợi cho đĩa đệm mới bị thoát ở mức độ nhẹ và vừa có thể trở lại vị trí cũ.
- Ngoài các thủ thuật đã nêu trên Bệnh viện YDCT Hưng yên còn có nhiều các thủ thuật YHCT, VLTL- PHCN khác như : giác hơi, chườm ngải, đắp parafin, vi sóng, sóng ngắn, dòng giao thoa… có nhiều máy cho quý người bệnh tập luyện PHCN .
- Đến với Bệnh Viện YDCT Hưng Yên quý bệnh nhân không những được điều trị kết hợp YHHĐ với YHCT mà còn được nghỉ ngơi thư giãn với không gian mát về mùa hè với hê thống máy điều hoà trong các buồng bệnh, ấm về mùa đông.
Được sự quan tâm của lãnh đạo, Bệnh Viện đã được lắp đặt cầu thang máy thuận lợi cho người bệnh, người nhà người bệnh đi lại.
Chúc quý người bệnh có một liệu trình điều trị vui khoẻ tại bệnh viện y dược cổ truyền Hưng Yên.
Đau thần kinh tọa là một hội chứng đau rễ thắt lưng L5 và rễ cùng S1 lan theo hướng đi của dây thần kinh hông, được mô tả trong phạm vi chứng tý của YHCT và có bệnh danh là: Yêu cước thống, tọa cốt phong.
Chế dinh dưỡng hợp lý trong THA sẽ giúp giảm gánh nặng cho tim, giảm giữ muối, cân bằng kali có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp và giảm sử dụng thuốc.