Thoái hoá khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu bởi nhiều yếu tố: di truyền, phát triển, chuyển hoá và chấn thương.
2. Nguyên nhân
Nguyên phát: Là nguyên nhân chính, thường xuất hiện ở người trên 60 tuổi.
Thứ phát: Sau chấn thương, viêm, lao....
3. Chẩn đoán
Chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo tiêu chuẩn ( Hội thấp khớp học Mỹ) ACR 1991:
(1): Có gai xương ở rìa khớp trên xquang
(2): Dịch khớp là dịch thoái hóa
(3): Tuổi > 38
(4): Cứng khớp < 30 phút
(5): Dấu hiệu lục khục khớp khi cử động
Chẩn đoán xác định khi có các yếu tố: (1),(2),(4) hoặc (1),(2),(5) hoặc (1),(4),(5)
4. Một số xét nghiệm cận lâm sàng
Xquang khớp gối thường quy đánh giá tình trạng, mức độ thoái hóa khớp gối.
Siêu âm khớp: đánh giá tình trạng tràn dịch khớp, hẹp khe khớp, sụn khớp, màng hoạt dịch,..
MRI khớp gối: đánh giá một cách tổng quát khớp gối về sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch...
Nội soi khớp: phát hiện trực tiếp các tổn thương và có thể kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch lấy tế bào làm xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt với các tổn thương khác.
Xét nghiệm máu: tốc độ máu lắng thường không tăng
Dịch khớp: số lượng tế bào <1000 tế bào/ mm3
5. Chẩn đoán phân biệt
Thoái hóa khớp gối có thể được chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý cơ xương khớp khác như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến..
6. Điều trị
Nguyên tắc:
- Giảm đau trong các đợt tiến triển.
- Phục hồi chức năng vận động của khớp, hạn chế và ngăn ngừa biến dạng khớp.
- Tránh các tác dụng không mong muốn của thuốc, lưu ý tương tác thuốc và các bệnh kết hợp ở người cao tuổi.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Điều trị nội khoa
Các phương pháp không dùng thuốc:
+ Vật lý trị liệu: nhiệt trị liệu ( siêu âm, chiếu đèn hồng ngoại..), liệu pháp bùn khoáng, tập vận động để cải thiện tầm vận động khớp...
Nhằm tuyên truyền kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 – 2024), Bệnh viện YDCT tỉnh Hưng Yên xin trân trọng giới thiệu về tiểu sử, những đóng góp của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đối với nền y học, văn học, văn hóa dân tộc Việt Nam.
Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp ; Số kí hiệu, 38/2024/QH15 ; Ngày ban hành, 27/06/2024 ; Ngày bắt đầu hiệu lực, 01/07/2025.
Bệnh viện Y dược cổ truyền Hưng Yên phối hợp với Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách, người có công, người có hoàn cảnh khó khăn tại xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
“Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030” và xác định đây là cơ sở để Bệnh viện Y Dược Cổ truyền tỉnh Hưng Yên cũng như các đơn vị trong ngành y tế phục vụ cho công tác truyền thông, giáo dục dinh dưỡng nhằm nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng hợp lý trong nhân dân.
Bệnh viện YDCT Hưng Yên phối hợp với trung tâm Công nghệ thông tin VNPT Hưng Yên tổ chức thăm quan, học tập kinh nghiệm triển khai bệnh án điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh tại Bệnh viện YDCT và Phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ.
Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh Hưng Yên hưởng ứng Chiến dịch “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng”