Dị ứng - mề đay là một trong những bệnh mãn tính phổ biến trên toàn thế gới. Mỗi người bị dị ứng - mề đay sẽ có những biểu hiện, mức độ khác nhau, có những trường hợp dị ứng - mề đay có thể đe dọa tới tính mạng.
Phản ứng dị ứng - mề đay bắt đầu trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ chúng ta khỏi sinh vật xâm lấn gây bệnh. Nếu bạn bị dị ứng - mề đay chứng tỏ hệ thống miễn dịch của bạn đã mắc một sai lầm: đó là coi những chất vô hại giống như một sinh vật xâm lấn. Khi đó hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng với các chất gây dị ứng - mề đay bằng cách sản xuất IGE.Những kháng thể này đi đến các tế bào giải phóng histamine và các thành phần khác gây ra phản ứng.
2. Triệu chứng của bệnh dị ứng - mề đay.
Phản ứng dị ứng - mề đay thường bắt đầu bằng các triệu chứng ở mũi, phổi, họng, xoang, tai, niêm mạc dạ dày hoặc trên da.Đối với một số người, dị ứng - mề đay cũng có thể gây ra các triệu chứng của bệnh hen suyễn.Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, một phản ứng đe dọa gọi là sốc phản vệ có thể xảy ra.
Trong phạm vi bài viết này chủ yếu đề cập tới trường hợp dị ứng - mề đay mề đay. Là một loại bệnh dị ứng - mề đay ngoài da. Ngoài da nổi tit lênnhững mảng có nhiều hình dạng khác nhaunhư bọ lẹt đốt, rất ngứa nổi gồ lên trên mặt da lúc mất chỗ này, lúc mọc chỗ khác làm bạn không lúc nào yên. Chúng có thể biến mất sau vài giờ, nhưng có thể tồn tại gan lỳ hơn 3 tháng.
Đông y còn gọi là phong chẩn khối.
3. Nguyên Nhân của bệnh dị ứng - mề đay.
Yếu tố cơ địa dị ứng - mề đay (nhạy cảm với chất kích thích) và các yếu tố ngoại lai như thức ăn tanh như cua cá tôm sò ốc hến, đồ hộp, thịt bò, thịt gà, các loại thuốc (trụ sinh, an thần, hạ nhiệt, giảm đau...), các loại huyết thanh, các loại thảo mộc như lá cây hoa, các ổ nhiễm khuẩn, các loại ký sinh trùng đường ruột, do khí hậu thời tiết, hoá chất... hoặc do yếu tố tinh thần (bực bội, lo lắng, buồn phiền quá mức) tác động vào cơ thể gây ra bệnh.
Thường do phong thấp xâm nhập vào da thịt hoặc trường vị đang có uất nhiệt lại cảm phải phong tà, tà khí tích lại ở da, lông gây ra mề đay.
Sách ‘Y Học Nhập Môn’ viết: “Huyết nhiệt thì sinh ra lở ngứa hoặc đau”.
Sách ‘Châm Cứu Học Giảng Nghĩa’ viết: “Chứng Ẩn chẩn phát sinh đa số do tấu lý sơ hở, bị phong tà xâm nhập… cũng có thể do ăn những thức ăn như tôm, cá v.v… mà nổi ban”.
4. Cơ chế sinh bệnh theo YHCT có thể là:
Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh mề đay chủ yếu là do phong hàn (bên ngoài) hợp với huyết nhiệt (bên trong) và một số thức ăn không thích hợp với cơ thể như tôm, cá…
Theo YHHĐ, những yếu tố dị nguyên (chất gây dị ứng - mề đay) tác động vào cơ thể làm cho cơ thể tiết ra một số lượng Histamin. Histamin khi sinh ở da sẽ chảy vào máu, làm dãn các mao mạch gây nên hiện tượng ứ máu, chảy huyết thanh ra ngoài huyết quản gây nên. Đồng thời Histamin ngấm vào đuôi dây thần kinh cảm giác gây nên ngứa và kích thích, gây một phản xạ sợi trục làm đỏ chung quanh các nốt mề đay.
Chứng trạng chung:
Trên da nổi lên từng đám (về) nhiều ít, không đều, màu hồng hoặc xanh trắng, rất ngứa. Thường vài ngày hoặc có khi lâu hơn mới hết.
5. Điều trị
* Do phong nhiệt:
- Triệu chứng: Mề đay màu hồng tươi, khát, mặt có lúc bốc nóng, nước tiểu vàng, táo bón, gặp lạnh thì dễ chịu, rêu lưỡi vàng, mạch Phù Sác.
- Pháp trị: Sơ phong thanh nhiệt.
+ Phương thuốc:
Dùng bài Ngân Kiều Tán gia giảm:
Ngân hoa 10g, Liên kiều 10g, Sinh địa 10g, Ngưu bàng 10g, Đại thanh diệp 10g, Đan bì 10g, Kinh giới 6g, Phòng phong 6g, Cam thảo 6g, Thuyền thoái 6g, Lá đơn 10g, Bèo cái 10g.
* Do phong hàn:Hay gặp ở bệnh dị ứng - mề đay nổi ban do lạnh
- Triệu chứng: Nổi mề đay sắc nhạt, to nhỏ không đều, gặp lạnh ngứa nhiều, trườm nóng thỡ đỡ, sắc ban thường nhạt có thể phát sốt sợ lạnh
- Pháp trị: Khư phong tán hàn.
+ Phương thuốc:
Quế chi thang gia giảm:
Quế chi 8g, Sinh khương 6g, Tô tử 12g, Ké đầu ngựa 16g, Kinh giới 16g, Tế tân 6g, Lá đơn 16g, Phòng phong 12g, ý dĩ 16g, Đan sâm 12g, Bạch chỉ 8g.
* Do thực tích:
- Triệu chứng: Mề đay sắc trắng hoặc đỏ, kéo dài không khỏi, phát cơn bất thường, trung quản bĩ đầy, ăn kém ngực đầy, ợ hăng nuốt chua, cồn cào buồn nôn, đại tiện không đều
- Pháp trị: Hoà trung thông đạo, sơ phong thanh nhiệt.
+ Phương thuốc:
Hà thị sơ phong đạo trệ pháp:
Ngân hoa 12g, Địa phụ tử 10g, Bạch tiễn bì 15g, Cúc hoa 10g, Phục linh 10g, Tiêu Sơn tra 10g, Chỉ sác 6g, Xích thược 10g, Tiêu Mạch nha 10g, Tiêu tân lang 10g, Kê nội kim 10g.
*Do thấp nhiệt:
- Triệu chứng: Mề đay sắc đỏ sạm, gặp gió hay nóng thì bệnh tăng, trời âm u bệnh càng nặng, kiêm chứng phát sốt về buổi chiều, minh nóng bứt rứt, đầu nặng, thân thể mỏi mệt, khát nước, đại tiện khó đi, tiểu tiện đỏ rít, rêu vàng nhớt
- Pháp trị: Phương hương hoá thấp.
+ Phương thuốc:
Hà thị phương hương sơ hoá phương:
Hoắc hương 6g, Bội lan 10g, Ngân hoa 15g, Hậu phác 6g, Linh bì 10g, Hoạt thạch 10g, Bồ công anh 15g, Hoàng cầm 10g, Xích thược 10g, Trần Bì 6g, Cam thảo 6g.
Nặng về phong tà vít lấp gia bạch tiễn bì, Địa phu tử.
Đại tiện khó đi gia Sơn tra thán, tân lang, Chỉ thực, Phòng phong.
Nhằm tuyên truyền kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 – 2024), Bệnh viện YDCT tỉnh Hưng Yên xin trân trọng giới thiệu về tiểu sử, những đóng góp của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đối với nền y học, văn học, văn hóa dân tộc Việt Nam.
Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp ; Số kí hiệu, 38/2024/QH15 ; Ngày ban hành, 27/06/2024 ; Ngày bắt đầu hiệu lực, 01/07/2025.
Bệnh viện Y dược cổ truyền Hưng Yên phối hợp với Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách, người có công, người có hoàn cảnh khó khăn tại xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
“Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030” và xác định đây là cơ sở để Bệnh viện Y Dược Cổ truyền tỉnh Hưng Yên cũng như các đơn vị trong ngành y tế phục vụ cho công tác truyền thông, giáo dục dinh dưỡng nhằm nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng hợp lý trong nhân dân.
Bệnh viện YDCT Hưng Yên phối hợp với trung tâm Công nghệ thông tin VNPT Hưng Yên tổ chức thăm quan, học tập kinh nghiệm triển khai bệnh án điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh tại Bệnh viện YDCT và Phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ.
Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh Hưng Yên hưởng ứng Chiến dịch “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng”