Bệnh gút (gout) là gì? Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
Chuẩn đoán và điều trị bệnh gout
Bệnh gút (gout) là gì? Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
Bệnh gút là một dạng viêm khớp, có thể gây ra những cơn đau dữ dội, thậm chí đau không thể di chuyển được. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không phát hiện triệu chứng và điều trị kịp thời.
Bệnh gút là gì? Nguyên nhân và đối tượng dễ mắc bệnh
Bệnh gút (tên tiếng Anh là gout) là một dạng viêm khớp gây sưng đau, nóng đỏ tại các khớp, thường khởi phát ở ngón chân cái hoặc chi dưới. Gút thường được phân loại thành thể cấp và mạn tính. Nếu dựa trên nguyên nhân gây bệnh, gout còn được chia thành thể nguyên phát, thứ phát và bẩm sinh.
Với thể nguyên phát và bẩm sinh, bệnh thường xảy ra do yếu tố cơ địa hoặc di truyền. Với thể thứ phát, bệnh hình thành do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận khiến bộ phận này không thể lọc axit uric từ máu. Khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao sẽ lắng đọng lại ở các cơ quan trong cơ thể dưới dạng tinh thể urat. Khi các tinh thể này lắng đọng ở màng hoạt dịch, ổ khớp sẽ gây ra tình trạng sưng, đau, nóng đỏ tại các khớp, hình thành nên bệnh gút.
Bệnh gút thường xuất hiện ở nam giới trung tuổi (phổ biến ngoài 40). Đặc biệt, người bị suy giảm chức năng gan, thận hay chế độ ăn uống không lành mạnh, lạm dụng rượu bia… sẽ có khả năng bị gút cao hơn bình thường.
Triệu chứng bệnh gút nên thận trọng
Thông thường, dấu hiệu bệnh gút thường dễ nhầm lẫn với các bệnh xương khớp, viêm khớp,... Dưới đây là những triệu chứng bệnh gút điển hình không nên bỏ qua:
- Đau khớp dữ dội ở các khớp ngón chân, mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay… Cơn đau bùng phát dữ dội từ 4 đến 12 giờ đầu tiên kể từ khi bắt đầu.
- Đau âm ỉ: Sau đợt gút cấp, các cơn đau sẽ "hạ nhiệt" và kéo dài âm ỉ, thời gian này có thể vài tuần, vài ngày.
- Các khớp bị tấy đỏ, ấn vào thấy mềm, hơi nóng.
- Hạn chế hoạt động: Khi bệnh gout tiến triển nặng, người bệnh có thể gặp khó khăn trong vận động, hạn chế di chuyển.
Bệnh gút có nguy hiểm không? Những biến chứng cần cảnh giác
Người bệnh gút có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, cụ thể:
- Biến dạng khớp, viêm đa khớp
- Thoái hóa khớp
- Cơ thể tích tụ quá nhiều tinh thể urat làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, suy giảm chức năng thận
- Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
- Nguy cơ hoại tử khớp, tàn phế
Mặc dù có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng bệnh gút có thể kiểm soát hiệu quả nếu được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và thay đổi lối sống khoa học.
Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh gút
Người bệnh gút kiêng ăn gì, nên ăn gì, uống nước gì... để hỗ trợ điều trị bệnh là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, để cải thiện bệnh, người bệnh nên bổ sung một số loại thực phẩm sau:
- Rau xanh, củ, hoa quả (đặc biệt là quả anh đào rất tốt cho người bệnh gout)
- Các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt
- Trứng
- Các sản phẩm từ sữa
- Dùng gia vị từ các loại thảo mộc, dầu thực vật
- Cafe, trà canh, trà
Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế sử dụng:
- Những loại thực phẩm chứa nhiều purin như nội tạng động vật, thịt đỏ (thịt chó, dê, nai…), hải sản, thực phẩm lên men
- Rượu mạnh, bia, những loại đồ uống nhiều đường hay có gas
Ngoài ra, lương y Tuấn khuyên người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao tăng cường sức đề kháng.
Chẩn đoán và điều trị bệnh gút
Để chẩn đoán chính xác về bệnh gút, bác sĩ cần tiến hành thăm khám và thực hiện các xét nghiệm sau:
- Khám lâm sàng: Hỏi về tình trạng bệnh lý, triệu chứng, xem xét bệnh xử của người bệnh
- Khám cận lâm sàng: Thực hiện xét nghiệm máu đo nồng độ uric, siêu âm, chụp CT, chụp X-quang và kiểm tra dịch khớp
Tùy thuộc vào kết quả thăm khám, tình trạng bệnh lý, người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng một trong số những cách sau:
Sử dụng thuốc làm giảm cơn đau gút cấp tính
Một số loại thuốc thường được dùng để ức chế cơn đau gút cấp tính, giảm sưng viêm các khớp gồm:
- Thuốc ngăn chặn sản xuất acid uric, thuốc làm tăng đào thải acid uric,…
Việc dùng thuốc cần theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ.
Phẫu thuật ngoại khoa
Phương pháp này được chỉ định khi tình trạng gout nặng, các biến chứng đã xảy đến như loét các khớp, bội nhiễm các nốt tophi hoặc các nốt tophi quá lớn làm ảnh hưởng đến vận động của người bệnh.
Cách chữa bệnh gút bằng y học cổ truyền
Tại Việt Nam hay nhiều nước phương Đông, sử dụng y học cổ truyền chữa bệnh gút là phương pháp khá phổ biến.
Thay vì tập trung vào triệu chứng, y học phương Đông chú trọng vào căn nguyên gây bệnh. Bệnh gút trong Đông y còn gọi là thống phong, sinh ra do dinh vệ hư, tấu lý lỏng lẻo, kết hợp phong hàn thấp khiến cho tà khí xâm nhập, chính khí khó lưu thông, hao hụt. Do đó, phép trị bệnh chú trọng vào loại trừ căn nguyên gây bệnh, hỗ trợ làm mạnh tạng phủ, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Thông thường, Đông y thường sử dụng các bài thuốc được kết hợp từ nhiều vị thuốc có nguồn gốc từ động, thực vật. Ngoài ra, thầy thuốc có thể kết hợp cùng các phương pháp trị liệu như cấy chỉ, thủy châm, châm cứu để kích thích làm tăng chuyển hóa, tăng tuần hoàn nuôi dưỡng khớp, hỗ trợ làm giảm triệu chứng bệnh.
Nhằm tuyên truyền kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 – 2024), Bệnh viện YDCT tỉnh Hưng Yên xin trân trọng giới thiệu về tiểu sử, những đóng góp của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đối với nền y học, văn học, văn hóa dân tộc Việt Nam.
Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp ; Số kí hiệu, 38/2024/QH15 ; Ngày ban hành, 27/06/2024 ; Ngày bắt đầu hiệu lực, 01/07/2025.
Bệnh viện Y dược cổ truyền Hưng Yên phối hợp với Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách, người có công, người có hoàn cảnh khó khăn tại xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
“Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030” và xác định đây là cơ sở để Bệnh viện Y Dược Cổ truyền tỉnh Hưng Yên cũng như các đơn vị trong ngành y tế phục vụ cho công tác truyền thông, giáo dục dinh dưỡng nhằm nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng hợp lý trong nhân dân.
Bệnh viện YDCT Hưng Yên phối hợp với trung tâm Công nghệ thông tin VNPT Hưng Yên tổ chức thăm quan, học tập kinh nghiệm triển khai bệnh án điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh tại Bệnh viện YDCT và Phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ.
Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh Hưng Yên hưởng ứng Chiến dịch “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng”