Viêm loét dạ dày là một loại bệnh khá phổ biến hiện nay. Vì giới trẻ hiện nay ăn sáng khá thất thường và chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Chính vì thế việc viêm loét dạ dày xảy ra hiện nay khá phổ biến.
Viêm loét dạ dày là một loại bệnh khá phổ biến hiện nay. Vì giới trẻ hiện nay ăn sáng khá thất thường và chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Chính vì thế việc viêm loét dạ dày xảy ra hiện nay khá phổ biến. Việc này đáng báo động đối với tình trạng sức khỏe hiện nay. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ về viêm loét dạ dày và những điều nên lưu ý
Dạ dày là gì? Chức năng của dạ dày.
Dạ dày nhiều người còn gọi là bao tử là bộ phận đóng vai trò tiêu hóa thức ăn khi cơ thể tiếp nhận thức ăn. Dạ dày là nơi chứa đựng thức ăn. Dạ dày có tính năng co bóp thức ăn, nghiền thức ăn khi thức ăn ở bên trong dạ dày. Trong thức ăn chứa khoảng 5L nước. Song song đó còn có một số chức năng sau:
- Nghiền và bóp thức ăn
- Đóng vai trò phân hủy thức ăn trong tiêu hóa nhờ các enzyme
Viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày còn được biết là tình trạng niêm mạc ở dạ dày bị tổn thương, sưng viêm, lâu ngày không trị tạo thành các vết loét gây nên các triệu chứng có rõ rệt. Các vết loét nhỏ có trong dạ dày thì chúng có thể tự lành. Nhưng đối với các vết loét thì phải thăm khám ngay bác sĩ để điều trị kịp thời
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày:
Vi khuẩn Hp: Vi khuẩn HP còn được gọi Helicobacter pylori. Khi vi khuẩn này tiếp xúc với dạ dày làm mất đi chức năng chống lại axit của niêm mạc ruột non. Khi con vi khuẩn này chui vào bên trong lớp chất nhầy và khi đó các chất tiết ra sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày
Thường xuyên sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau và kháng viêm: Khi sử dụng lượng thuốc đó quá thường xuyên cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày. Lúc này cơ thể người bệnh sẽ bị ngưng tổng hợp chất prostaglandin và một số chất quan trọng giúp chống lại vi khuẩn có hại trong dạ dày
Việc nhịn ăn, hoặc để đói bụng hoặc quá no cũng gây nguy cơ viêm loét dạ dày: Nếu cơ thể rơi vào trạng thái đói bụng quá lâu và không nạp đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc giảm cân bằng việc nhịn ăn sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày. Cơn đau dạ dày sẽ kéo dài từ 1,5 tiếng đến 2 tiếng cho đến khi bạn nạp thức ăn đầy đủ vào cơ thể. Không nên ăn quá no khi đang đau bao tử, việc đó sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường
Ăn tối quá khuya cũng sẽ có nguy cơ: Một trong những nguyên nhân không ngờ đến là ăn tối khuya cũng có nguy cơ gây viêm loét dạ dày. Khi ăn xong đi ngủ liền thì dạ dày sẽ phải áp lực tiêu hóa thức ăn. Trong lúc ngủ, tuy cơ thể vẫn làm việc nhưng năng suất sẽ không như lúc thức. chính vì thế dạ dày phải tăng năng suất và dẫn đến hiện tượng đau dạ dày
Dấu hiệu bị viêm loét dạ dày
- Luôn cảm thấy bị đầy hơi và khó tiêu
- Nôn hoặc có cảm giác buồn nôn
- Cảm thấy lười ăn vì cơn đau quặn thắt và luôn cảm thấy dễ no mặc dù ăn ít
- Ợ chua và hay bị trào ngược axit dạ dày
- Cơ thể luôn ở tình trạng mệt mỏi, suy nhược, lờ đờ
- Đi tiêu ra máu và phân đen
- Sụt cân nhanh chóng
Viêm loét dạ dày nguy hiểm như thế nào?
Viêm loét dạ dày nếu không kịp thời chữa trị sẽ dễ dẫn đến ung thư dạ dày và làm cho cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi. Chảy máu ở chỗ viêm loét dạ dày gây nguy cơ mất máu trầm trọng và có thể dẫn tử vong
Viêm loét dạ dày nguy hiểm như thế nào
Việc viêm loét dạ dày dẫn đến việc chúng ta chán ăn rất nhanh. Điều đó đồng nghĩa với việc khiến cơ thể mất sức và khiến chúng ta không thể có chất dinh dưỡng trong cơ thể. Việc viêm dạ dày kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng.
Đối với căn bệnh viêm loét dạ dày này thì có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nam hoặc nữ nào. Và ở tuổi niên thiếu cũng có thể bị vì ăn uống thất thường. Chính vì vậy nên không nên ỷ y tình trạng viêm loét dạ dày.
Cách phòng tránh viêm loét dạ dày.
- Nên bổ sung trái cây và rau củ quả: Ăn nhiều trái cây, rau củ quả là việc nâng cao sức khỏe có hiệu quả nhất. Vì trong rau củ quả có chất dinh dưỡng chống viêm nhằm bảo vệ niêm mạc dạ dày và giúp niêm mạc khỏe mạnh
- Bổ sung các chất xơ: Các chất có trong lúa mạch, yến mạch,… giảm nguy cơ viêm loét dạ dày
- Bổ sung các chất lợi khuẩn: Sữa chua, sữa lên men,… có thể ngăn được tình trạng nhiễm trùng
- Chất vitamin C: Vitamin C là các chất chống oxy hóa đặc biệt mạnh mẽ, đem lại hiệu quả rất tốt cho việc diệt trừ vi khuẩn HP.
- Nên hạn chế hút thuốc lá, những chất cồn như rượu bia
Để đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm trong mùa mưa bão, lũ lụt phòng điều dưỡng- dinh dưỡng- kiểm soát nhiễm khuẩn khuyến cáo người dân cần lưu ý các vấn đề sau:
Để đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng trong dịp Tết Trung thu năm 2024, Bệnh viện y dược cổ truyền tỉnh Hưng Yên khuyến cáo cho các cơ sở sản xuất và người tiêu dùng thực hiện như sau:
Được sự nhất trí của Đảng ủy, Lãnh đạo Bệnh viện và Ban Thường vụ Đoàn khối Cơ quan- Doanh nghiệp tỉnh, ngày 30/7/2024, Ban Chấp hành Chi đoàn Bệnh viện Y dược cổ truyền Hưng Yên long trọng tổ chức Đại hội Chi đoàn lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2027.
Ngày Thế giới không thuốc lá 31 tháng 5 năm 2024 được Tổ chức Y tế thế giới phát động với chủ đề “Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”