Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Sởi gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi.
PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI-RUBELLA
I. Bệnh sởi là gì?
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Sởi gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi.
Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.
II. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh sởi do vi rút sởi thuộc nhóm Paramyxovirus gây nên. Đây là loại virus có sức chịu đựng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát khuẩn thông thường, ánh sáng mặt trời,… virus sởi tồn tại ở họng và máu bệnh nhân từ cuối thời kỳ ủ bệnh đến sau khi phát ban một thời gian ngắn. Bệnh rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em, gây viêm long ở kết mạc mắt, đường hô hấp, tiêu hóa và các phát ban đặc hiệu. Có nhiều biến chứng nặng nề.
III. Đường lây
Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp do trẻ lành hít phải dịch tiết mũi họng bắn ra, khuếch tán trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của trẻ bệnh.
+ Mắt: Kết mạc đỏ, phù mi mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.
+ Hô hấp: Sổ mũi, hắt hơi, khản tiếng, ho khan có khi có ít đờm
+ Tiêu hóa: Nôn, đi ngoài phân lỏng.
- Có hạt nổi ban: Trên nền niêm mạc má viêm đỏ nổi lên những chấm trắng nhỏ đường kính khoảng 1mm.
3. Thời kỳ toàn phát
- Sốt cao 39°C - 40°C, có thể mê sảng co giật, ho nhiều, viêm nhiễm và xuất tiết đường hô hấp, chảy nước mắt.
- Phát ban với đặc điểm:
+ Là ban dạng sẩn (gồ lên mặt da) màu đỏ, hồng hay tía. Hình tròn hoặc hình bầu dục, to bằng hạt đậu hay cánh bèo tấm, sờ vào mềm, mịn, giữa các ban sởi có khoảng da lành.
+ Thứ tự mọc ban:
Ngày thứ nhất: Ban sởi mọc ở chân tóc, sau tai, sau gáy, trán, má, đầu, mặt, cổ.
Ngày thứ hai: Ban mọc tới ngực, lưng và hai tay.
Ngày thứ ba: Ban mọc xuống bụng và hai chân.
+ Ban sởi tồn tại hai đến ba ngày rồi lặn theo trình tự đã mọc, để lại trên da những vết thâm vằn như da hổ da báo. Khi ban lặn các dấu hiệu lâm sàng khác giảm dần.
V. Biến chứng của bệnh
Virus sởi phá vỡ lớp biểu mô niêm mạc và hệ thống miễn dịch, làm giảm lượng vitamin A, do đó có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác.
- Viêm tai giữa cấp.
- Viêm phổi nặng, có thể dẫn đến tử vong.
- Viêm não.
- Tiêu chảy và nôn mửa.
- Mờ hoặc loét giác mạc, có thể mù lòa.
- Suy dinh dưỡng nặng.
VI. Các biện pháp phòng bệnh
Để chủ động phòng chống bệnh sởi cần thực hiện các biện pháp sau:
* Hãy đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi 2 vắc xin phối hợp sởi- rubella khi trẻ đủ 18-23 tháng tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chiến dịch do cơ sở y tế địa phương tổ chức.
* Người lớn trong gia đình có trẻ dưới 5 tuổi chưa mắc bệnh sởi hoặc chưa tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh sởi và phụ nữ trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng cần chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh sởi (có thể tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh sởi- quai bị - rubella) tại các cơ sở tiêm chủng để phòng bệnh cho chính bản thân và cho trẻ trong gia đình mình.
* Thường xuyên vệ sinh cá nhân, vệ sinh mũi, họng, mắt hàng ngày cho trẻ. Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc trẻ.
* Vệ sinh nhà cửa, giữ nhà cửa thông thoáng, tránh gió lùa khi trời lạnh.
VII. Xử trí khi trẻ có dấu hiệu nghi mắc sởi
- Cách ly trẻ bệnh với các trẻ lành
- Đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
- Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, tăng cường thức ăn giàu vitamin, nhất là vitamin A để bảo vệ đôi mắt của trẻ.
- Cho trẻ uống nhiều nước (dung dịch Oresol, nước ép hoa quả tươi, nước lọc..).
- Vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể cho trẻ; tăng cường dinh dưỡng cho trẻ để hạn chế các biến chứng của sởi. Không nên kiêng tắm, kiêng gió vì sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn.
Phó trưởng phòng ĐD-DD-KSNK .CN ĐD Phạm Thị Ngọc Hiến
Ngày 18 tháng 4 năm 2025, Bệnh viện Y dược cổ truyền Hưng Yên đã nhận được sự hỗ trợ từ Bà Nguyễn Thị Phượng – Tổng Giám Đốc CÔNG TY CP Ô TÔ – XE MÁY – XE ĐIỆN VICTORIA, địa chỉ Xã Toàn Thắng – Kim Động – Hưng Yên, tặng xe lăn miễn phí cho những bệnh nhân liệt đang điều trị nội trú
Chiều ngày 21/3, Bệnh viện Y dược cổ truyền Hưng Yên tổ chức buổi tập huấn “Phương pháp nghiên cứu khoa học” năm 2025 dành cho cán bộ, nhân viên y tế của bệnh viện.
Xây dựng môi trường cơ sở y tế “Xanh-Sạch-Đẹp” cũng đem lại lợi ích thiết thực góp phần hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn trong bệnh viện và tạo môi trường trong lành giúp người bệnh phục hồi sức khỏe, giảm căng thẳng cho người bệnh và cho cả nhân viên y tế
Thực hiện Quyết định số 1791/QĐ-TTg ngày 15/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận ngày 25 tháng 3 hàng năm là “Ngày Công tác Xã hội Việt Nam” nhằm tôn vinh giá trị cao đẹp, ý nghĩa nhân văn của nghề công tác xã hội.
BCH Đoàn thanh niên Bệnh viện đã tổ chức chương trình ra quân dọn dẹp, vệ sinh nơi làm việc với sự tham gia nhiệt tình của toàn thể đoàn viên thanh niên
Bệnh nhân Hoàng Văn Sử đến điều trị tại khoa Nội Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh Hưng Yên đã gửi tặng tập thể các bác sỹ, điều dưỡng khoa bài thơ đầy xúc động.