Thuốc nam bao giờ cũng được nhiều người ưa chuộng sử dụng vì dễ kiếm, khá lành tính và dễ dàng cho việc sử dụng. Một số thuốc nam bạn có thể lựa chọn để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp bao gồm:
Điều trị cao huyết áp bằng thuốc nam
Thuốc nam bao giờ cũng được nhiều người ưa chuộng sử dụng vì dễ kiếm, khá lành tính và dễ dàng cho việc sử dụng. Một số thuốc nam bạn có thể lựa chọn để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp bao gồm:
1. Cúc hoa vàng
Cúc hoa vàng có tác dụng điều trị bệnh rất tốt trên bệnh nhân tăng huyết áp. Tác dụng của cúc hoa theo đông y là thanh nhiệt, sáng mắt, hạ áp, làm tăng độ bền mao mạch. Liều dùng mỗi ngày từ 8-16g, dạng trà uống thay nước, dùng riêng hay phối hợp với các vị khác.
2. Một số vị thuốc lợi tiểu
Lợi tiểu là một biện pháp điều trị tình trạng tăng huyết áp. Do làm giảm khối lượng tuần hoàn nên giảm áp lực lên thành động mạch.
Một số vị thuốc nam có tác dụng lợi niệu bao gồm: Râu ngô, rễ cỏ tranh, bông mã đề...Những vị thuốc này nên được dùng nếu như có thêm tình trạng sỏi thận. Mỗi vị có thể dùng riêng hay phối hợp từ 15-20g sắc uống mỗi ngày, nên uống vào ban ngày tránh uống tối vì gây tiểu đêm.
3. Ngưu tất nam
Ngưu tất nam là vị thuốc hay được sử dụng trong đông y, ngưu tất nam có tác dụng giãn mạch, hạ áp, hạ mỡ máu, giúp giảm đau nhức xương khớp. Dùng mỗi ngày từ 10-15g dạng sắc uống, dùng đơn lẻ hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
4. Đỗ trọng
Vỏ thân của cây đỗ trọng có tác dụng hạ huyết áp do ảnh hưởng trên trung tâm vận mạch ở hành tủy, tác động cả trên dây thần kinh phế vị, những tác động trên gây giãn mạch ngoại vi và lợi tiểu. Để trị tăng huyết áp, bạn nên dùng 12-20g sắc uống mỗi ngày.
5. Thảo quyết minh hay hạt muồng muồng
Hạt của cây thảo quyết minh sao vàng lên có tác dụng thanh nhiệt, hạ áp và nhuận tràng. Để dùng hạ áp bạn nên dùng từ 8-12g sắc uống mỗi ngày, vị thuốc này phù hợp với những người tăng huyết áp kèm theo bị táo bón.
6. Hòe hoa
Hoè hoa là nụ của cây hoè, nghiên cứu thấy cao chiết từ nụ hòe có tác dụng hạ huyết áp rõ trên thực nghiệm. Hòe hoa còn có tác dụng tăng vững bệnh thành mạch và thường được dùng chữa tăng huyết áp thể nhẹ, vừa. Ngày dùng với lượng 6-20g nụ hòe sao vàng, sắc uống hoặc hãm uống như hãm chè.
7. Đương quy
Rễ của cây đương quy có tác dụng hạ huyết áp trên thực nghiệm và đây là vị thuốc được dùng làm thuốc trị tăng huyết áp trong y học cổ truyền, ngoài ra đây còn là vị thuốc bổ huyết, giúp điều trị thiếu máu. Ngày dùng 10-20g đương quy, thường phối hợp với các vị khác, dạng thuốc sắc hay dùng với dạng rượu thuốc.
8. Lá sen
Hầu hết các bộ phận có trên cây sen đều có tác dụng an thần nhẹ và hạ huyết áp. Lá sen có tác dụng an thần, hạ áp, hạ mỡ máu. Cách dùng: Bạn lấy lá sen về xé nhỏ phơi khô, rồi sao lên. Sau đó lấy từ 10-12g sắc uống mỗi ngày hay có thể uống hãm như chè.
Ngày 18 tháng 4 năm 2025, Bệnh viện Y dược cổ truyền Hưng Yên đã nhận được sự hỗ trợ từ Bà Nguyễn Thị Phượng – Tổng Giám Đốc CÔNG TY CP Ô TÔ – XE MÁY – XE ĐIỆN VICTORIA, địa chỉ Xã Toàn Thắng – Kim Động – Hưng Yên, tặng xe lăn miễn phí cho những bệnh nhân liệt đang điều trị nội trú
Chiều ngày 21/3, Bệnh viện Y dược cổ truyền Hưng Yên tổ chức buổi tập huấn “Phương pháp nghiên cứu khoa học” năm 2025 dành cho cán bộ, nhân viên y tế của bệnh viện.
Xây dựng môi trường cơ sở y tế “Xanh-Sạch-Đẹp” cũng đem lại lợi ích thiết thực góp phần hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn trong bệnh viện và tạo môi trường trong lành giúp người bệnh phục hồi sức khỏe, giảm căng thẳng cho người bệnh và cho cả nhân viên y tế
Thực hiện Quyết định số 1791/QĐ-TTg ngày 15/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận ngày 25 tháng 3 hàng năm là “Ngày Công tác Xã hội Việt Nam” nhằm tôn vinh giá trị cao đẹp, ý nghĩa nhân văn của nghề công tác xã hội.
BCH Đoàn thanh niên Bệnh viện đã tổ chức chương trình ra quân dọn dẹp, vệ sinh nơi làm việc với sự tham gia nhiệt tình của toàn thể đoàn viên thanh niên
Bệnh nhân Hoàng Văn Sử đến điều trị tại khoa Nội Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh Hưng Yên đã gửi tặng tập thể các bác sỹ, điều dưỡng khoa bài thơ đầy xúc động.